(HBĐT) - Sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về "Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hoá nông nghiệp". Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.  



Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Trong 10 năm trở lại đây, cơ giới hoá nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm. Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp tiến lên nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, phục vụ xuất khẩu. Hiện, công nghệ chế biến nông sản Việt Nam đã đạt mức độ trung bình của thế giới. Hệ thống công nghiệp chế biến bảo quản nông sản có trên 7.500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Một số ngành hàng có công nghệ và thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm khu vực và thế giới như: chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, tôm, cá tra... Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 5-7%/năm; kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng từ 8-10%/năm. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 41,3 tỷ USD, xuất khẩu tới hơn 186 nước và vùng lãnh thổ...
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ ra những thách thức mà ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam phải đối mặt như thị trường, quy mô sản xuất, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, năng lực cạnh tranh, nguồn lực, dịch vụ logistics... 

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Việt Nam đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu, có đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Ngành NN&PTNT đã đặt ra định hướng phát triển tổng quát: Tổ chức liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản để nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Đầu tư mới và mở rộng cơ sở chế biến đối với những ngành hàng chưa có, còn thiếu công suất chế biến. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chế biến nông sản...

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận sự phát triển của ngành nông nghiệp trong những năm qua. Đồng thời, nhấn mạnh: Các ngành, địa phương, doanh nghiệp cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến, vận dụng phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện cho Hội Nông dân, HTX, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân trong phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hoá nông nghiệp. Việc mở rộng thị trường là rất quan trọng, vì vậy cần tiếp tục tìm kiếm những thị trường mới, nhất là các thị trường trong nước. Cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa cơ giới hoá trong nông nghiệp, áp dụng KHCN, công nghệ sinh học, cơ khí... để nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm. Tiếp tục giảm giá thành, chi phí nông sản, đặt biệt là chi phí giao thông. Các địa phương phải quan tâm đến việc tìm hướng đi mới để phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao, phát triển những nông sản lợi thế của từng địa phương. Dựa trên tầm nhìn đến năm 2030 để thiết kế các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển đúng định hướng, đạt mục tiêu đã đặt ra...


Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục