(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, huyện Đà Bắc đặt mục tiêu phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 25% sản phẩm hiện có (khoảng 4 sản phẩm) được công nhận, triển khai thực hiện từ 1 - 2 làng, bản văn hóa du lịch. Tuy nhiên, đến nay, huyện chưa có sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn OCOP. Hành trình đưa sản phẩm của huyện đạt tiêu chuẩn OCOP gặp nhiều khó khăn.


Ông Khương Xuân Thưởng (bên phải), Giám đốc HTX Đa nghề Yên Lý, xã Cao Sơn (Đà Bắc) giới thiệu sản phẩm miến dong.

Năm 2019, huyện đăng ký 3 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, gồm: miến dong - chủ thể là HTX Đa nghề Yên Lý, xã Cao Sơn; gạo J02 - chủ thể là HTX Quyết Tiến, tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc; rượu ngô - chủ thể là hộ sản xuất Khương Xuân Thưởng, xóm Sèo, xã Cao Sơn. Năm 2020, huyện đăng ký thêm sản phẩm hạt sachi rang sấy - chủ thể là HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình - chi nhánh Đà Bắc.

Thực hiện Chương trình OCOP, năm 2019, huyện ưu tiên chuẩn hóa các sản phẩm nông sản đặc sản. Huyện tổ chức 4 lớp tập huấn cho cán bộ, đại diện doanh nghiệp, HTX… về nội dung trong chương trình OCOP. Tổ giúp việc thực hiện chương trình xuống cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất để trợ giúp các chủ thể, hướng dẫn chủ thể thực hiện các thủ tục về an toàn thực phẩm, xây dựng nhãn hiệu tập thể... Tuy nhiên, cả 3 sản phẩm của huyện đăng ký năm 2019 còn thiếu hồ sơ nên không đạt yêu cầu, không đủ điều kiện để công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP.

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Năm nay là năm cuối thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2020, tuy nhiên, các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của huyện khó đạt các tiêu chuẩn để công nhận. Nguyên nhân do một số chủ thể chưa nhiệt tình trong việc tham gia Chương trình OCOP; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản của huyện rất hạn chế, chủ yếu sơ chế, chế biến đơn giản; nguồn nguyên liệu chưa ổn định, mang tính thời vụ. Bên cạnh đó, bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm tương đối cao, các chủ thể còn vướng ở khâu làm hồ sơ công nhận. Một số chủ thể còn thiếu vốn để sản xuất...

Sản phẩm miến dong - chủ thể là HTX Đa nghề Yên Lý, xã Cao Sơn được đánh giá là sản phẩm có tiềm năng nhất của huyện đạt các tiêu chuẩn công nhận sản phẩm OCOP trong năm 2020. Hiện, sản phẩm đã có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất được đảm bảo; thị trường tiêu thụ ổn định… Tuy nhiên, theo ông Khương Xuân Thưởng - Giám đốc HTX Đa nghề Yên Lý, sản phẩm miến dong vẫn còn gặp một số khó khăn trong hành trình công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP như nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất còn mang tính thời vụ. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho HTX sản xuất miến dong chủ yếu tại xã, HTX không nhập thêm nguyên liệu từ vùng khác. Bên cạnh đó, HTX cũng gặp khó khăn về vốn để duy trì sản xuất; hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm hạn chế; còn nhiều vướng mắc trong việc làm hồ sơ công nhận sản phẩm…

Đồng chí Phùng Đình Châm cho biết thêm: Để tháo gỡ những khó khăn, tiến tới xây dựng thành công các sản phẩm OCOP, thời gian tới, UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức cho người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP, tạo điều kiện, động lực cho người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm lợi thế. Huyện bố trí phân bổ kinh phí hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện các tiêu chuẩn. Thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn và hỗ trợ ngân sách giúp các chủ thể tháo gỡ khó khăn về vốn. Trong năm, huyện sẽ mở thêm 4 lớp tập huấn với khoảng 200 học viên tham gia nhằm hướng dẫn cán bộ, chủ thể tham gia chương trình có kiến thức về quản trị sản xuất, kiến thức marketing; tăng cường quảng bá sản phẩm, từng bước đưa nông dân hội nhập thị trường; hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể làm hồ sơ công nhận sản phẩm... Huyện phấn đấu đến tháng 8/2020, Hội đồng thẩm định huyện sẽ tổ chức đánh giá, chấm điểm xong các sản phẩm.

Thu Thủy


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục