Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, hầu hết các lĩnh vực, doanh nghiệp (DN) đều gặp bất lợi. Các đơn vị ngành thép không phải ngoại lệ, đều chịu tác động rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh giảm sút mạnh, thậm chí thua lỗ. Do đó, ngoài khả năng tự thân vận động, các DN ngành thép cần sự hỗ trợ nhiều mặt của Chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.


Ngành thép trước áp lực thua lỗ

Sản xuất và bốc xếp thép cây tại Công ty cổ phần sản xuất Thép Việt Ðức (Vĩnh Phúc). Ảnh: VIỆT HÙNG

Khó khăn chồng chất

Ngay từ đầu năm 2020, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã dự báo xu hướng khó khăn, thách thức với ngành thép sẽ tiếp tục gia tăng bởi xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế; thị trường bất động sản, xây dựng trong nước chưa có tín hiệu khởi sắc. Ðặc biệt, ngay từ đầu năm, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến tất cả các ngành, giá thép thế giới giảm mạnh, khiến giá thép trong nước cũng giảm sâu, giao dịch lại ít. Lượng tồn kho tăng, cộng thêm lãi suất ngân hàng khiến chi phí của DN thép tăng, dẫn tới hiệu quả kinh doanh sụt giảm mạnh. Tình hình sản xuất và bán hàng quý III-2020 của các DN thành viên VSA tiếp tục giảm, sản xuất đạt 5,4 triệu tấn, tiêu thụ gần 4,4 triệu tấn, giảm lần lượt 15% và 20% so cùng kỳ năm 2019. Không chỉ giảm sản lượng và doanh thu bán hàng tại thị trường trong nước, xuất khẩu thép các loại cũng giảm 38% so cùng kỳ và giảm 21% so với tháng 12-2019, chỉ đạt gần 300 nghìn tấn. Ước tính sơ bộ, trong quý I, tình hình sản xuất và bán hàng của các DN thép thành viên VSA giảm hơn 20% so cùng kỳ.

Tình hình sản xuất của DN thép cũng không mấy khả quan do phụ thuộc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc, thậm chí một số đơn vị phải ngừng sản xuất vì gián đoạn nguồn cung. Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) là một thí dụ. Ðây là đơn vị chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong các đơn vị thành viên của VNSTEEL do dịch bệnh. VTM đặt gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc và phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại giữa hai bên. Các mặt hàng nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị của VTM chủ yếu nhập từ Trung Quốc đến nay vẫn bị ngừng trệ; đặc biệt, tồn kho than cốc hiện rất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu thụ quặng sắt trong nước; xuất khẩu phôi thép của VTM vì thế cũng bị ngưng trệ. Ðiều này đã tạo áp lực lớn đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong quý I và có thể còn kéo dài sang quý II, thậm chí đến hết năm.

Tương tự, Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VIS) cũng gặp nhiều khó khăn, tiếp tục chịu thua lỗ bởi tác động của dịch Covid-19 khi DN này công bố kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu ước đạt hơn 3.600 tỷ đồng và dự kiến lỗ hơn 65 tỷ đồng. Trong đó, riêng quý I-2020, DN đã lỗ khoảng vài chục tỷ đồng. Trước đó, VIS công bố lỗ 219 tỷ đồng trong năm 2019. Nguyên nhân là do VIS phải giảm giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ, giữ thị phần, mặt khác chi phí sản xuất gia tăng khiến công ty chịu lỗ ngay từ khâu giá thành sản phẩm. Trong khi đó, một số khoản đầu tư cho xây dựng cơ bản từ các năm trước được dừng lại do không còn phù hợp, cùng các khoản công nợ khó đòi cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Cần "liều thuốc" bổ trợ

Phó Chủ tịch VSA Trịnh Khôi Nguyên cho biết, dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến ngành thép trong nước. Về việc tiêu thụ sản phẩm, ba tháng đầu năm đã chứng kiến sự sụt giảm sản lượng đáng kể. Tiêu thụ thép xây dựng từ đầu năm đến nay chỉ đạt khoảng 65%, xuất khẩu bằng 80% so cùng kỳ. Ðể giải quyết những khó khăn cho các DN, Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ, có thể bằng các chính sách về tài chính, tín dụng, giảm lãi suất, giãn nợ. Ðồng thời có chỉ đạo, giải pháp thông quan hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất của DN và vẫn tuân thủ các quy định về bảo đảm phòng dịch. Bên cạnh đó, các DN sản xuất thép cần cơ cấu lại sản xuất, tăng tính cạnh tranh thông qua tiết kiệm chi phí, cải tiến năng lực quản trị DN để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm thêm thị trường xuất khẩu để hạn chế thiệt hại.

Theo chuyên gia ngành thép Nguyễn Văn Sưa, thời điểm này, những DN có công nghệ hiện đại, tiêu hao năng lượng thấp, giá thành cạnh tranh sẽ tồn tại, ngược lại nếu làm ăn manh mún, chộp giật, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn điện năng cao, hiệu quả thấp nếu không cơ cấu lại rất có thể sẽ đứng trước bờ vực phá sản. Dù lượng thép tồn kho ở một số DN không đến mức báo động, nhưng đáng lo ngại là tình trạng này rất có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng do tác động của dịch bệnh. Với thực trạng hiện nay, còn nhiều DN thép có quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, giá thành sản xuất cao sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường. Theo tính toán, để luyện được một mẻ thép, nhiều DN thép trong nước cần trung bình khoảng 90 đến 180 phút, tiêu thụ điện năng cho mỗi tấn khoảng 550 đến 690 kW giờ, trong khi đó, mức trung bình của thế giới khoảng 45 đến 70 phút, tiêu hao điện năng khoảng 360 đến 430 kW giờ. Như vậy, chỉ xét riêng chi phí về điện, chúng ta đã cao hơn rất nhiều so với các DN thép trên thế giới, cho nên rất khó cạnh tranh. Ðổi mới công nghệ vẫn là bài toán khó đối với nhiều DN, nhưng đây lại là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại của DN sản xuất thép. Vì vậy, tùy vào "túi tiền", các DN có thể lựa chọn từng giải pháp công nghệ khác nhau. Ðây cũng chính là cơ hội để chọn lọc, buộc ngành thép phải cơ cấu lại. Khi đó, DN nào vượt qua được khó khăn sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển, còn những DN đầu tư không đúng hướng, vẫn sử dụng công nghệ quá lạc hậu, tiêu tốn điện năng, nhiên liệu cao, gây hại môi trường thì sẽ bị đào thải.

Mặt khác, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các DN ngành thép cần triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan liên quan trong phòng, chống dịch. Theo đó, cần tiếp tục bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động cũng như chủ động tìm nguồn nguyên liệu thay thế, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách hợp lý theo tín hiệu của thị trường. Nhằm giảm bớt áp lực cho ngành thép, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại cần xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất cho vay. Bộ Tài chính cũng cần chỉ đạo cơ quan thuế tại địa phương giãn thời gian nộp thuế và các khoản thu ngân sách, tránh gây áp lực thêm cho DN, trong đó, có thể giảm thuế thu nhập DN nhằm giúp DN thép vượt qua giai đoạn khó khăn này.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục