(HBĐT) - Trước năm 1990, người dân xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Mật ong Lâm Sơn thơm ngon nổi tiếng bởi chất lượng tốt, giá thành hợp lý, tư thương khắp nơi tới thu mua. Nuôi ong lấy mật giúp nhiều hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, mật ong Lâm Sơn khó tiêu thụ. 



HTX Ong mật Lâm Sơn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, để tạo chỗ đứng trên thị trường. 


Trung bình mỗi năm có khoảng 40 - 50% sản lượng mật tồn đọng không bán được. Cấp ủy, chính quyền và người nuôi ong xã Lâm Sơn nỗ lực tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu mật ong Lâm Sơn trên thị trường.

Xã Lâm Sơn được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu trong lành, thực vật phong phú, thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong. Lúc đầu, xã chỉ có vài hộ nuôi ong quy mô nhỏ lẻ, để lấy mật dùng cho gia đình. Sau một thời gian, nhận thấy nghề nuôi ong phát triển tốt, sản lượng mật đạt cao, chất lượng mật thơm ngon, dễ bán, được người tiêu dùng các xã lân cận ưa chuộng. Từ đó, cấp ủy, chính quyền xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trang bị kiến thức nuôi ong cho người dân, mời các chuyên gia nuôi ong về tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc đàn ong. Các hộ nuôi ong áp dụng KHKT trong chăm sóc, lấy mật, hướng đến tiêu chí sản phẩm sạch. Ong được nuôi thả tự nhiên, hút phấn hoa tại vườn nhà, hoặc trong rừng, do đó cho chất lượng mật tốt, dễ bảo quản, không phải bỏ nhiều vốn mua thức ăn.

Trước năm 2016, mật ong Lâm Sơn tiêu thụ tốt, chủ yếu tư thương từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến mua. Sản lượng mật luôn bán hết, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Tuy nhiên, hiện, trên địa bàn tỉnh có nhiều địa phương nuôi ong lấy mật, nên thị trường cạnh tranh lớn. Ngay tại xã Lâm Sơn, phong trào nuôi ong phát triển rộng khắp. Toàn xã có khoảng 3.000 đàn ong, gần 40 hộ nuôi. Sản lượng mật đạt khoảng 30 tấn/năm. Có những hộ nuôi tới 300 đàn, hộ ít cũng vài chục đàn, thế nhưng, người nuôi ong lại đang chật vật tìm đầu ra cho sản phẩm. Theo thống kê tại các hộ nuôi ong, khoảng 40 - 50% sản lượng mật còn tồn đọng chưa bán được. 

Anh Lê Đình Khuê, Giám đốc HTX Ong mật Lâm Sơn chia sẻ: Tháng 10/2019, HTX Ong mật Lâm Sơn được thành lập để liên kết trong sản xuất, tìm thị trường ổn định tiêu thụ mật ong. HTX gồm 13 thành viên, đều là những hộ nuôi ong có thâm niên của xã. Trung bình mỗi năm, sản lượng mật của cả HTX là 10 - 15 tấn. Giá bán đối với loại mật ngon như mật hoa nhãn, hoa táo khoảng 180.000 - 200.000 nghìn đồng/lít, mật hoa keo khoảng 70 - 90.000 đồng/lít. Do mật ong không bán được, người nuôi ong chúng tôi gặp nhiều khó khăn về vốn để duy trì đàn ong. Năm nay, sản phẩm mật ong của HTX đăng ký tham gia Chương trình OCOP, với mong muốn sẽ tạo được sự liên kết, tìm được thị trường ổn định cho sản phẩm. HTX mong muốn các cấp, ngành hỗ trợ máy móc, thiết bị để sản xuất mật ong đủ tiêu chuẩn, có thể cạnh tranh với thị trường mật ong trong nước.

Đồng chí Lê Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Lâm Sơn có tiềm năng, thế mạnh phát triển nuôi ong mật, nhưng hiện tại, các hộ nuôi ong vẫn "mạnh ai nấy làm”, tự tìm thị trường tiêu thụ, mà chưa có một đầu mối tiêu thụ chung. Để xây dựng thương hiệu mật ong Lâm Sơn, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phầm, còn cần quan tâm đến thị trường tiêu thụ. Nhằm tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ mật ong, cấp ủy, chính quyền xã khuyến khích hộ nuôi ong tham gia HTX Ong mật Lâm Sơn, sản xuất theo chuỗi. HTX cần đẩy nhanh tiến độ làm tem truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, bao bì, để tham gia Chương trình OCOP. Xã sẽ hỗ trợ HTX Ong mật Lâm Sơn trong khâu hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo các tiêu chí để đạt kết quả tốt nhất tại Chương trình OCOP cấp tỉnh năm nay. Ngoài ra, UBND xã đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tích cực đưa sản phẩm mật ong tham gia trưng bày tại các hội chợ, để người tiêu dùng gần xa biết đến.


Thu Thủy

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục