(HBĐT) -  Sáng 17/5, chúng tôi có mặt tại xã vùng cao Độc Lập (TP Hòa Bình), dọc đường vào xã, bí xanh chất thành từng đống, người dân hy vọng  tư thương đến thu mua. Theo Chủ tịch UBND xã, chưa năm nào bí xanh bị rớt giá thê thảm như hiện nay.


Người dân xã Độc Lập (TP Hòa Bình) thu hoạch bí xanh nhưng chưa có đầu ra.
    
Theo tìm hiểu, những năm gần đây, người dân xã Độc Lập rất tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bí xanh, mướp đắng, lặc lày cho hiệu quả kinh tế cao. Những cây trồng này đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Vụ bí xanh năm 2020, toàn xã trồng hơn 30 ha. Cả 6/6 xóm đều trồng bí xanh. Đồng chí Nguyễn Ngọc Quế, Chủ tịch UBND xã cho biết: Mọi năm, bí xanh đầu vụ có giá khoảng 12.000 đồng/kg, sau đó giảm dần xuống 8.000 đồng, 6.000 đồng, cuối vụ, bí xấu thấp nhất cũng bán được khoảng 4.000 đồng/kg. Nhưng năm nay chỉ có 3, 4 hộ bán được đầu vụ 12.000 đồng/kg, sau đó, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tư thương không đến thu mua được, dẫn đến bí xanh tồn đọng. Bí xanh thường được thu mua cho các bếp ăn của công ty, nhà máy, trường học, nhưng do giãn cách xã hội, học sinh nghỉ học gần 3 tháng dẫn đến không có đầu ra. Toàn xã trồng 30 ha bí xanh, năng suất trung bình khoảng 30 tấn/ha, tổng sản lượng toàn xã khoảng 900 tấn, nhưng nay mới bán được khoảng 50%. Giá bí xanh hiện xuống quá thấp, khiến nguy cơ thua lỗ của người dân rất lớn.

Cùng đồng chí Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đi khảo sát thực tế tại các xóm Nội, Nưa, Mường Dao - là những xóm trồng nhiều bí xanh nhất của xã Độc Lập. Như mọi năm, thời điểm này bí xanh đã bán gần hết, bà con chuẩn bị cho vụ mới sẽ xuống giống vào đầu tháng 8. Ông Nguyễn Văn Năng, Trưởng xóm Nội cho biết: Toàn xóm Nội trồng 6,5 ha, đây là cây trồng chủ lực của xóm. Đến thời điểm này, lượng bí xanh còn tồn đọng khá nhiều, một số hộ thu hoạch mang về nhà cất trữ chờ giá lên, một số hộ vẫn để bí ngoài ruộng chưa thu. 1 ha nếu đầu tư mới để trồng bí xanh chi phí hết khoảng 60 triệu đồng, nếu trồng vụ 2 hết khoảng 30 triệu đồng. Với giá bí xanh thấp như hiện nay thì người dân chắc chắn lỗ. Hy vọng những ngày tới, sau dịch Covid-19, các hoạt động bình thường trở lại thì việc tiêu thụ sẽ khả quan hơn. Nếu giá cứ thấp thế này thì sang tháng 7, người dân bắt buộc vẫn phải thu hoạch vì còn phải làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ sau vào khoảng đầu tháng 8. 

Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Chúng tôi rất chia sẻ với người dân, bí xanh là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân có thêm thu nhập để thoát nghèo. Việc bí xanh mất giá như hiện nay là điều không mong muốn. Người dân đang cần các cấp chính quyền, các ngành quan tâm tìm đầu ra, giúp đỡ người dân tháo gỡ khó khăn, tiêu thụ lượng bí xanh đang tồn đọng quá lớn hiện nay.


 Dương Liễu

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục