(HBĐT) - Tỉnh ta có trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thủy lợi, thủy điện; trong đó, lớn nhất là hồ Hòa Bình có chiều dài trên 80 km, diện tích mặt nước gần 8.900 ha, trải rộng trên địa bàn TP Hòa Bình và các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu. Trong tỉnh cũng có những sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng bè, hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo, phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên.



Khai thác lợi thế vùng hồ Hòa Bình, tại xã Hiền Lương (Đà Bắc), Công ty TNHH Mavin đầu tư nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua, công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) được tuyên truyền sâu rộng đến các địa phương, tổ chức, cá nhân, người dân trên địa bàn tỉnh. Chi cục Thủy sản đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật; in ấn, cấp phát hàng chục nghìn tờ rơi, pa nô, áp phích, xây dựng phóng sự truyền hình tuyên truyền về Luật Thủy sản, công tác bảo vệ, tái tạo NLTS.

Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các hoạt động nuôi trồng, khai thác và bảo vệ NLTS, Chi cục Thủy sản và Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) đã ký Quy chế phối hợp số 232 về bảo đảm TTATGT và trật tự xã hội trong lĩnh vực thủy sản trên đường thủy nội địa. Chi cục cũng ký kết kế hoạch phối hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh trong công tác phóng sinh, tái tạo NLTS, huy động các nguồn lực xã hội tham gia tái tạo, phục hồi NLTS. Bên cạnh đó, hàng năm, Sở NN& PTNT ban hành các văn bản về tăng cường công tác quản lý nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản; bảo vệ các bãi cá đẻ, cá giống trong mùa sinh sản để chỉ đạo thực hiện.

Nhiều năm qua, việc thả cá giống bổ sung NLTS cho hồ Hòa Bình được duy trì thực hiện hiệu quả. Tổng hợp từ năm 2014 - 2019, đã thả trên 223.700 con cá giống các loại: chày mắt đỏ, trắm, chép, rô phi, mè trắng và một số loại đặc sản như: bỗng, lăng, chiên. Mới đây, cũng tại lòng hồ, thuộc địa bàn xã Hòa Bình (TP Hoà Bình), Chi cục Thủy sản tiếp tục phối hợp Giáo hội Phật giáo tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức thả cá giống phóng sinh, tái tạo NLTS. Hoạt động thường niên ý nghĩa này góp phần tái tạo, phục hồi nguồn lợi, đa dạng các giống, loài thủy sản cho vùng hồ. Đồng thời, tạo sinh kế cho bà con trong khu vực sống phụ thuộc vào khai thác thủy sản. Thông qua đó cũng giúp người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, phát triển NLTS; bảo vệ môi trường sinh thái; không khai thác bằng thuốc nổ, xung điện, hóa chất độc hại mang tính hủy diệt, các ngư cụ cấm, nhất là các loại vó bè có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định trên khu vực hồ Hòa Bình.

Những năm gần đây, nhìn nhận rõ giá trị to lớn từ các hồ chứa nước, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi lồng, kết hợp nuôi trồng trên các hồ thủy lợi, thủy điện. Đặc biệt, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển nuôi cá lồng bè trên vùng hồ Hòa Bình. Nhờ đó, diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng, sản lượng tăng lên, đến nay đạt 3,02 nghìn ha, tăng 302 ha so với năm 2015. Các địa phương phát triển gần 4,7 nghìn lồng nuôi cá trên hồ Hòa Bình, tăng 2,1 nghìn lồng so với năm 2015. Tỉnh đã triển khai được mô hình sản xuất cá sông Đà theo chuỗi giá trị và 4 dự án "Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản sông Đà theo chuỗi giá trị".

Từ công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi và đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, năm 2019, toàn tỉnh đạt sản lượng thu hoạch cá trên 9.200 tấn, trong đó, khai thác hơn 1.700 tấn, nuôi trồng hơn 7.500 tấn. 9 tháng năm nay, sản lượng cá ước đạt 7,7 nghìn tấn (khai thác 1,4 nghìn tấn, nuôi trồng 6,3 nghìn tấn); theo đó, giá trị sản xuất ngành thủy sản (theo giá so sánh) ước đạt 214 tỷ đồng, vượt 6,3% so cùng kỳ, đạt 79,36% kế hoạch; dự kiến cả năm ước đạt 270 tỷ đồng, vượt 12% so với cùng kỳ.


Bình Giang

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục