(HBĐT) - Ngày 29/9, UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 9, cho ý kiến về các vấn đề: phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh; cải cách hành chính (CCHC); đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, thu NSNN và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp.

Dự thảo Báo cáo của UBND tỉnh sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết (NQ)số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển VĐL tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đánh giá: Những năm qua, các nguồn lực đầu tư được ưu tiên để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, du lịch. Nhiều khu trung tâm thương mại, dịch vụ mới được hình thành. Một số dự án SX-KD trong vùng có tác động lan tỏa đối với các địa phương trong tỉnh. Đến nay, VĐL đã đóng góp 67,6% thu NSNN và 90,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh; có 80,7% doanh nghiệp, 69,1% dự án đầu tư trong nước, 92,5% dự án FDI được triển khai thực hiện tại địa bàn VĐL... Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH ở các địa phương này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Quy mô kinh tế còn nhỏ. Chất lượng nguồn lực chưa cao, đào tạo, dạy nghề trong vùng thấp. Sức cạnh tranh so với các vùng lân cận còn yếu...

Từ thực tế này, các đại biểu đề nghị tỉnh cần có ban chỉ đạo, tổ công tác giúp các địa phương trong VĐL thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng. Đồng thời, cần có quy hoạch chung để phân chia các khu vực chức năng, có sự đầu tư dài hạn, xây dựng cơ chế tốt nhằm tận dụng lợi thế VĐL để phát triển...

Về dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện NQ số 05-NQ/TU ngày 13/5/2016 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020, các đại biểu thống nhất đánh giá: Sau 4 năm triển khai thực hiện NQ, trong 20 mục tiêu đề ra, có 12 mục tiêu thực hiện đạt, 8 mục tiêu thực hiện vượt. Một số lĩnh vực CCHC thực hiện đạt hiệu quả cao, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH của tỉnh... Mặc dù vậy, một số cấp ủy, chính quyền chưa quyết tâm vào cuộc, chưa đề ra được những giải pháp sáng tạo, đột phá để đẩy mạnh CCHC; tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC ở một vài lĩnh vực chậm so với yêu cầu. Tổ chức bộ máy trực thuộc các cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện chưa được sắp xếp tinh gọn, phù hợp về quy mô và chức năng, nhiệm vụ... Những hạn chế này, các cấp, ngành cần kịp thời có giải pháp đồng bộ, toàn diện để khắc phục.

Tại cuộc họp, các đại biểu cũng tập trung thảo luận, cho ý kiến vào Tờ trình, dự thảo NQ quy định phân cấp quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn do cấp tỉnh quản lý; Tờ trình, dự thảo Quyết định ban hành Quy chế nâng bậc lương, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Dự thảo Chương trình hành động triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030...

Kết luận cuộc họp, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Đối với thực hiện NQ về phát triển VĐL, thời gian tới, ngành chức năng cần tham mưu có cơ chế riêng cho vùng, trong đó, TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, Lạc Thủy nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể, phù hợp với thực tế; xác định lĩnh vực ưu tiên làm cơ sở thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Về nhiệm vụ CCHC, đồng chí yêu cầu: Phải đẩy mạnh thực hiện môi trường điện tử, ứng dụng CNTT trong quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp khai thác thông tin và nộp hồ sơ giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, vì đây là nội dung quan trọng đánh giá Chỉ số CCHC của tỉnh.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2020, trong khi đó, việc giải ngân vốn đầu tư công, thu NSNN còn thấp, nhất là giải ngân vốn ODA và thu từ sử dụng đất; việc đấu giá sử dụng đất còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, các sở, ngành, địa phương cần năng động, tích cực hơn nữa trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; chủ động phối hợp tháo gỡ vướng mắc về TTHC... Hiện, các ngành, địa phương có sự biến động rất lớn về tổ chức, do đó cần nỗ lực vượt qua khó khăn, nêu cao trách nhiệm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra trong năm 2020.


 Hoàng Nga

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục