(HBĐT) - Thời gian qua, Hội LHPN huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều mô hình tiết kiệm theo tinh thần học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các mô hình tiết kiệm đã góp phần không nhỏ giúp chị em phát triển kinh tế và chia sẻ khó khăn, được chị em nhiệt tình hưởng ứng.


Mô hình ống bương tiết kiệm của hội viên phụ nữ xã Phú Vinh (Tân Lạc) được chị em hưởng ứng tham gia, đem lại hiệu quả thiết thực trong giúp nhau phát triển kinh tế.

Mô hình tín dụng tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được thành lập và ra mắt đầu tiên tại chi hội phụ nữ xóm Chùa, xã Tử Nê năm 2004. Mô hình hoạt động theo tinh thần tự nguyện, định kỳ 1 tháng sinh hoạt 1 lần. Tham gia mô hình, mỗi hội viên đóng góp từ 30.000 đồng trở lên. Số tiền đóng góp được gửi tiết kiệm cho chị em có hoàn cảnh khó khăn vay trước với lãi suất 1%, mỗi tháng giúp đỡ 1-2 chị em vay vốn phát triển sản xuất.

Bà Bùi Thị Bọng, xóm Chùa trước đây có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2004, gia đình bà được chi hội cho vay 500 nghìn đồng từ mô hình tín dụng tiết kiệm của chi hội phụ nữ xóm, gia đình bà đã đầu tư mua lợn nái sinh sản. Ngoài ra, gia đình bà được bình xét vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện mở rộng đầu tư chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả. Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng khấm khá, cuộc sống được cải thiện đáng kể.

Bà Bùi Thị Lạnh, trưởng nhóm tín dụng tiết kiệm xóm Chùa cho biết: Tổ có 85 thành viên, ban đầu số tiền đóng góp 6 triệu đồng, đến nay phát triển lên 98 triệu đồng. Đây là tiền chị em tự bỏ ra để giúp đỡ nhau nên rất tin tưởng và có trách nhiệm với đồng vốn của mình. Người vay có trách nhiệm trả đầy đủ.

Để bảo toàn nguồn vốn và phát huy hiệu quả, chị em được Hội cấp trên tạo điều kiện tham gia tập huấn về quản lý nguồn vốn, được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, nhiều gia đình hội viên đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.Đến nay, trên địa bàn xã Tử Nê có 6 nhóm tín dụng tiết kiệm với 100% hội viên tham gia. Hàng năm, từ nguồn tín dụng tiết kiệm đã giúp trên 100 hội viên phụ nữ vay phát triển kinh tế, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo xã giảm còn 5,5%.

Thông qua nhiều hình thức, cách làm sáng tạo, mô hình tiết kiệm đã,đang được các cơ sở Hội LHPN triển khai hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng phụ nữ,địa bàn, đơn vị. Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được các cấp Hội chú trọng chỉ đạo thực hiện. Các cơ sở Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo, hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế như xây dựng quỹ Hội cho hội viên vay, thành lập mô hình tín dụng tiết kiệm tại chi tổ hội, nuôi lợn nhựa tiết tiệm, góp vốn xoay vòng được thực hiện tại 16 xã, thị trấn. Trong đó, tiết kiệm tại chi, tổ hội là loại hình tiết kiệm có số chị em tham gia đông nhất; tiết kiệm trong các tổ góp vốn xoay vòng là hình thức có số dư tiết kiệm cao nhất; tiết kiệm qua chương trình, dự án tín dụng của Hội, Ngân hàng CSXH là mô hình được quản lý chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả,an toàn cao. Toàn huyện hiện có tổng số 209 chi, tổ nhóm tiết kiệm, với trên 9.000 hội viên tham gia,số dư tiết kiệm trên 5 tỷ đồng. Trong đó, mô hình tiết kiệm 124 tổ với 3.964 thành viên,quỹ tiết kiệm đạt trên 1,5 tỷ đồng, cho 353 thành viên vay vốn phát triển kinh tế, tiêu biểu trong thực hiện mô hình này là hội LHPN xã Ngọc Mỹ. Mô hình góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển kinh tế có 25 nhóm,1.290 thành viên, góp được trên 1,6 tỷ đồng cho 226 thành viên vay, tiêu biểu là xã Thanh Hối. Mô hình tín dụng tiết kiệm có 43 tổ,1.241 thành viên, tiết kiệm được trên 1,7 tỷ đồng cho 255 thành viên vay vốn, tiêu biểu là xã Tử Nê. Thông qua phong trào này, chị em phụ nữ đều có ý thức tiết kiệm, giúp nhau phát triển kinh tế để các hội viên có thêm điều kiện cải thiện kinh tế gia đình,chăm lo tốt cho việc học tập của con em. Mỗi cơ sở Hội trong năm đã giúp ít nhất 3 hộ thoát nghèo. Theo đó, trong 5 năm (2015-2020), đã có 460 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp đỡ thoát nghèo.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Bùi Minh Hồng cho biết: Mô hình tiết kiệm trong hội viên không những góp phần thực hiện an sinh xã hội, phát huy tinh thần tương thân tương ái, mà còn giúp chị em nâng cao ý thức,hiểu biết về cách thức tiết kiệm, từng bước xây dựng thói quen tiết kiệm trong đời sống hàng ngày. Mô hình đã tạo sức lan tỏa rất lớn trong hội viên, phụ nữ, vì đây chính là cụ thể hóa phong trào thi đua thực hành tiết kiệm theo tấm gương của Bác. Thông qua việc triển khai mô hình giúp các cấp Hội khẳng định vai trò, hiệu quả trong công tác vận động, hỗ trợ, đoàn kết hội viên, phụ nữ, góp phần xây dựng,phát triển tổ chức Hội vững mạnh. 


Hải Linh


Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục