Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị của Bộ rà soát lại năng lực của các nhà thầu trong quá trình triển khai giai đoạn 1 Dự án nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.


Thi công sửa chữa, nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN

Cụ thể, văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký giao Ban Quản lý dự án Thăng Long và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (đại diện chủ đầu tư 2 dự án) kiểm tra, có báo cáo rà soát lại năng lực của các nhà thầu (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công) trong quá trình triển khai giai đoạn 1 (bước 1) của Dự án làm cơ sở để phân giao công việc tiếp theo cho phù hợp với năng lực thực tế của các đơn vị để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện.

Theo đó, tại Kết luận cuộc họp kiểm điểm tiến độ 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn nhấn mạnh: Các đơn vị nỗ lực tập trung thực hiện xong giai đoạn 1 (bước 1) sớm hơn gần 1 tháng so với kế hoạch ban đầu, kịp thời đưa vào khai thác, đảm bảo phục vụ cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2021.

Tuy nhiên, đây là 2 dự án phức tạp và được thực hiện theo lệnh khẩn cấp - cấp bách để tận dụng khoảng thời gian sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất có tần suất bay thấp do dịch bệnh COVID-19 và triển khai trong điều kiện vừa thi công vừa phải đảm bảo hoạt động khai thác bình thường nên công tác khảo sát, thiết kế, công tác giao thầu, công tác phối hợp các bên... vẫn còn một số tồn tại.

Để giai đoạn 2 (bước 2) triển khai chặt chẽ tốt hơn, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (là các chủ đầu tư dự án) chủ động, rà soát phát hiện các tồn tại đề xuất giải pháp tháo gỡ báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông xem xét và giải quyết.

Trước hết, 2 Ban Quản lý dự án này cần kiểm tra, có báo cáo rà soát lại năng lực của các nhà thầu (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công) trong quá trình triển khai giai đoạn 1 (bước 1) của Dự án làm cơ sở để phân giao công việc tiếp theo cho phù hợp với năng lực thực tế của các đơn vị để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cũng giao Vụ Khoa học công nghệ chủ trì cùng Cục Hàng không Việt Nam rà soát các tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án, kịp thời cập nhật bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất phối hợp để hoàn thiện quy trình bảo trì của Dự án; xây dựng các phương án ứng phó, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan (trong thời gian bảo hành công trình) nếu phát hiện các hư hỏng, khuyết tật uy hiếp đến an ninh.

Cục Hàng không Việt Nam được Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu có trách nhiệm chủ trì cùng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông và các bên liên quan thống nhất tiến độ thi công tổng thể, chi tiết giai đoạn 2 (bước 2) của Dự án đảm bảo phù hợp với phương án khai thác và kế hoạch bay hiệu chuẩn tại 2 Cảng hàng không.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra hiện trường để giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh…

Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất/hạ cánh 1A và 1B; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các đường lăn nối; xây dựng các công trình phục vụ bay, đèn tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ tại sân bay quốc tế Nội Bài có tổng mức đầu tư khoảng 2.032 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 hoàn thành trước ngày 31/12/2020 (gồm 3.000m đường cất/hạ cánh 1B và các đường lăn nối, hệ thống thoát nước đồng bộ...) đảm bảo khai thác được máy bay Code E.

Giai đoạn 2 hoàn thành các hạng mục còn lại của đường cất/hạ cánh 1B và hoàn thiện đường cất/hạ cánh 1A, các đường lăn nối và toàn bộ dự án trước ngày 31/12/2021.

Trong khi đó, dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L; xây dựng các đường lăn thoát nhanh (W2A, W4A), đường lăn song song (W11A); xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đoạn đường lăn nối (N1, W3, W5, W5A, W7, W9); xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có mức đầu tư của dự án là 2.015 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.443 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thời gian thi công và hoàn thành dự kiến cuối năm 2021.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục