(HBĐT) - Năm 2019, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo nuôi ong lấy mật được thực hiện tại xã Mông Hóa (TP Hòa Bình). Đến nay, mô hình đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo.

 


Được hỗ trợ từ dự án, mô hình nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo tại xã Mông Hóa (TP Hòa Bình).

Dự án có 45 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo có nhu cầu và tự nguyện tham gia mô hình. Cuối năm 2017, các hộ tham gia dự án nhận đầy đủ đàn ong giống (tổng cộng 450 đàn, 10 đàn/hộ) và các dụng cụ, vật tư phục vụ cho việc phát triển đàn ong. Tổng kinh phí thực hiện dự án 560,5 triệu đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước 436,5 triệu đồng (chiếm 80%), người dân đối ứng 124 triệu đồng. Mô hình thực hiện dưới hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm để tránh sự ỷ lại của người dân. Đàn ong giống và các dụng cụ, vật tư nuôi ong được Ban quản lý dự án họp thống nhất lựa chọn nhà cung cấp đủ điều kiện, đảm bảo theo yêu cầu của dự án để cung cấp cho người dân. Thời gian qua, UBND xã đã phối hợp Phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về phát triển nghề nuôi ong lấy mật cho người dân.

Sau hơn 3 năm triển khai, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã Mông Hóa. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Di trước đây thuộc diện hộ nghèo. Anh là người khuyết tật gặp khó khăn trong lao động, tìm kiếm việc làm. Là một trong những hộ được hưởng lợi từ dự án, đến nay, gia đình anh đã thoát khỏi hộ nghèo. "Khi tham gia dự án, chúng tôi được hỗ trợ về giống, tập huấn kỹ thuật. Đàn ong phát triển tốt, đầu ra khá ổn định. Nhờ mô hình này gia đình tôi có thu nhập ổn định hơn, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị. Cảm ơn chính quyền địa phương rất nhiều” - anh Di bày tỏ. 

Theo lãnh đạo xã Mông Hóa, đến tháng 2/2021, tổng đàn ong của dự án có 540 đàn, giá bán dao động từ 180 - 200 nghìn đồng/lít mật. Các hộ tham gia dự án đã xây dựng câu lạc bộ nuôi ong lấy mật. Các thành viên luôn giúp đỡ nhau về kỹ thuật, cùng phát triển số lượng đàn và sản lượng mật. Từ đó nhằm xây dựng thành nghề nuôi ong lấy mật, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi, người khuyết tật, người hết tuổi lao động. 

Đáng giá về mô hình, đồng chí Nguyễn Xuân Phục, Chủ tịch UBND xã Mông Hóa cho biết: Mô hình nuôi ong lấy mật rất phù hợp với những hộ nghèo trên địa bàn, bởi chi phí đầu tư ít hơn các mô hình chăn nuôi khác, khi hộ nuôi phải đầu tư chuồng trại, thức ăn chăn nuôi. Thức ăn của ong ở ngoài thiên nhiên, sản xuất ra mật phục vụ đời sống con người. Sản phẩm mật ong có giá trị kinh tế cao, tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Với sự hỗ trợ của dự án, xã đã có 12 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo, góp phần vào kết quả chung trong công tác giảm nghèo của xã. Đến nay, toàn xã còn 28 hộ nghèo. Ngoài ra, thông qua dự án đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ.

 Mai Anh (TTV)

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục