(HBĐT)-Ảnh hưởng của dịch Covid-19 chính là một "phép thử” đối với các cửa hàng bán lẻ tại TP Hòa Bình. Họ phải học cách thích nghi và thay đổi mô hình kinh doanh để có thể tồn tại qua mùa dịch.

 


Do chưa am hiểu về kinh doanh online, bà Dương Thúy Hồng,  phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) chủ quán bún cá phải bán thêm nhiều mặt hàng. 

Kể từ khi có ca dương tính với Covid-19, người dân được khuyến cáo thực hiện thông điệp "5K" của Bộ Y tế. Chính vì sự xuất hiện của dịch Covid-19 khiến cho việc kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ bị ảnh hưởng, khi phần lớn thị trường bán lẻ ở TP Hòa Bình đều theo phương thức bán hàng truyền thống. Chị Trần Liên, chủ shop thời trang xuất khẩu (phường Tân Thịnh) cho biết: "Từ khi xuất hiện dịch       Covid-19, việc kinh doanh của tôi trở nên khó khăn. Mọi người hạn chế đi du lịch và tổ chức sự kiện nên chẳng mấy ai mua quần áo mới. Doanh thu sụt giảm, tôi đã đăng bán hàng thêm trên các mạng xã hội facebook, zalo. Tuy nhiên, chưa thấy có hiệu quả bởi tôi chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh online”. Chị Liên chia sẻ, doanh thu giảm nghiêm trọng, vì vậy, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài có thể sẽ phải thanh lý hàng hóa, trả lại mặt bằng kinh doanh.

Bà Dương Thúy Hồng, chủ quán bún cá Thái Lan Mai Anh ở chợ Tân Thành (phường Hữu Nghị) cũng bày tỏ khó khăn trong thời gian phải đóng cửa vì thực hiện giãn cách xã hội. Bà Hồng đã cao tuổi nên không biết cách bán hàng online qua các trang mạng xã hội, vì vậy, cửa hàng không có doanh thu. Ngoài ra, bà vẫn phải bù lỗ chi phí thuê nhà. Ngày 1/6, việc giãn cách được nới lỏng, bà Hồng đã mở cửa bán hàng trở lại, tuy nhiên, khách tới quán ăn vẫn vắng. Bà phải bán thêm một số mặt hàng khác như lạc rang, chè đỗ đen, măng chua tại quán để tăng thêm thu nhập.

Theo khảo sát thực tế, tuy giãn cách xã hội đã được nới lỏng nhưng chỉ có cửa hàng kinh doanh thực phẩm, y tế và nhu yếu phẩm hoạt động thường xuyên. Những cửa hàng kinh doanh các mặt hàng khác chỉ hoạt động cầm chừng hoặc vẫn đóng cửa.

Sự khó khăn mà dịch Covid-19 đem lại khiến thị trường bán lẻ cần phải thay đổi để thích ứng. Theo các chuyên gia, Covid-19 khiến cho cuộc tấn công mạnh mẽ của thương mại điện tử vào thị trường bán lẻ truyền thống. Giờ đây, không cần ra đường, không cần tới cửa hàng, chỉ cần lên mạng bằng những cú click là chúng ta đã có thể mua sắm trực tuyến và được vận chuyển tới tận nhà rất tiện lợi. Các cửa hàng bán lẻ buộc phải thay đổi, đổi mới kênh phân phối nếu không muốn "tự diệt”.

Có thể thấy, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh, dịch vụ lao đao. Thế nhưng, vẫn có những cửa hàng có doanh thu tốt nhờ sự linh hoạt thay đổi hình thức kinh doanh. Shop thời trang Bae Mali (phường Thống Nhất) của chị Phương Linh là một trường hợp như vậy. Chị Linh cho biết, mặc dù nhiều cửa hàng thời trang lao đao mùa dịch Covid-19 nhưng shop vẫn có doanh thu tốt. Bởi chị đã đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến trên tất cả các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee. Chạy quảng cáo cho kênh bán hàng trên fanpage facebook và instagram. "Tôi cảm thấy rất vui vì doanh số bán hàng ngày càng cao. Có những ngày tôi bán được 100 - 150 đơn hàng qua các kênh online. Qua việc đẩy mạnh bán hàng online, tôi có thể tiếp cận được khách hàng trên mọi miền Tổ quốc chứ không chỉ riêng khách hàng ở Hòa Bình hay Hà Nội” - chị Linh chia sẻ. Nhờ doanh số bán hàng tốt đem lại doanh thu cao, mới đây chị Linh đã chuyển và mở thêm kho, cửa hàng bán hàng truyền thống tại Hà Nội ngay trong mùa dịch.

Nước ta có hơn 70% dân số tham gia internet, đây chính là nguồn khách hàng tiềm năng cho việc khai thác các trang thương mại điện tử, kinh doanh online trên các trang mạng xã hội. Vì thế, người kinh doanh cần phải biết linh hoạt nắm bắt thời cơ, thay đổi và cân nhắc kỹ lưỡng chiến lược kinh doanh.

                                                                  Mai Anh (TTV)

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục