(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có tổng diện tích đất lâm nghiệp 35.255,99 ha, chiếm 60,07% diện tích tự nhiên, trong đó, diện tích quy hoạch rừng đặc dụng 12.432,54 ha, quy hoạch rừng phòng hộ 8.961,1 ha, diện tích rừng sản xuất 13.862,35 ha. Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn huyện là 53%.

 


Cán bộ kiểm lâm huyện Lạc Sơn kiểm tra rừng ngoài thực địa tại thị trấn Vụ Bản.

Xác định rừng giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển KT-XH, vừa tạo nguồn sinh thủy cung cấp nước và phòng hộ đầu nguồn, vừa bảo vệ cảnh quan, môi trường, giảm biến đổi khí hậu, cung cấp nguyên liệu gỗ, lâm sản phục vụ sản xuất, sinh hoạt, thời gian qua, dưới sự điều hành quyết liệt của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn; sự tham mưu tích cực, chủ động của Hạt Kiểm lâm; phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của cơ quan chức năng, chủ rừng nên công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm và không để xảy ra điểm nóng.

Với mục tiêu "bảo vệ rừng tại gốc”, nhất là diện tích rừng tự nhiên hiện có, ngay từ đầu năm, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, xã, thị trấn thực hiện ngay biện pháp cấp bách về BVR và PCCCR; tăng cường tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, cho nhiều đối tượng về việc bảo vệ và phát triển rừng. Từ đầu năm đến nay, đã lồng ghép tuyên truyền cho 13.106 người dân về Luật Lâm nghiệp, các văn bản liên quan. Bên cạnh đó, huyện tập trung chỉ đạo chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng, các chủ rừng thực hiện quyết liệt biện pháp phòng cháy trước mùa khô như: Vệ sinh rừng, xử lý thực bì, tu sửa đường băng, đai cản lửa và các công trình PCCCR; tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra công tác PCCCR ở địa bàn cơ sở; duy trì trực cháy, tuần tra phát hiện sớm lửa rừng để kịp thời huy động lực lượng chữa cháy rừng; duy trì hoạt động của 239 tổ đội quần chúng BVR với 984 người tham gia. Phối hợp UBND xã Nhân Nghĩa rà soát, chọn địa điểm dự kiến tổ chức diễn tập chữa cháy rừng (dự kiến tổ chức vào tháng 7/2021). Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tăng cường bám địa bàn, tuyên truyền, hướng dẫn người dân về công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa trồng rừng. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện không xảy ra cháy rừng.

Công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân và chủ rừng  trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với một số diện tích đất, rừng trồng hiện có trên địa bàn. Huyện đã triển khai thực hiện mô hình điểm trồng rừng thâm canh gỗ lớn tại xã Xuất Hóa.

Toàn huyện có 25 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp với quy mô vườn ươm 7 ha, đảm bảo chất lượng cây giống phục vụ công tác trồng rừng trên địa bàn. 6 tháng đầu năm, toàn huyện trồng mới 463,33 ha rừng sản xuất tập trung, 14.800 cây phân tán; khai thác rừng trồng tập trung 475,26 ha, khối lượng thu 22,5 m3 gỗ,  tổng thu nhập về lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt trên 39,4 tỷ đồng. Trên địa bàn có 498,7 ha rừng trồng đã được cấp chứng chỉ rừng FSC tại các xã: Tân Mỹ, Hương Nhượng, Xuất Hóa, Bình Hẻm, Yên Phú, diện tích được chăm sóc, bảo vệ, phát triển tốt.

Đồng chí Đinh Bá Hùng, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Công tác quản lý, BVR và PCCCR trên địa bàn huyện thời gian tới còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19. Do đó, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý, BVR và PCCCR, huyện tập trung tuyên truyền, vận động chủ rừng và Nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia công tác BVR và PCCCR; tập trung vệ sinh rừng, phát dọn, xử lý thực bì, làm đường băng, vành đai cản lửa, mua sắm, tu sửa dụng cụ, phương tiện và các công trình phục vụ PCCCR; thực hiện kịp thời việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng, góp phần cải thiện, nâng cao cuộc sống của người dân khi bảo vệ rừng. Đẩy mạnh quản lý, kiểm tra, giám sát việc trồng rừng, khai thác gỗ rừng trồng, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; giữ vững an ninh rừng và trật tự trong công tác quản lý, BVR, quản lý lâm sản; duy trì độ che phủ rừng trên 53%.

                                                                                  Đinh Thắng

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục