(HBĐT) - Huyện Yên Thủy đang tích cực thực hiện chủ trương sắp xếp, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo lộ trình, kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh.

 


Trung tâm Dạy nghề huyện Yên Thủy nằm trong phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Trung tâm Dạy nghề huyện Yên Thủy tại xóm Yên Hòa, thị trấn Hàng Trạm là công trình không hiệu quả, được một số báo chí phản ánh. Qua tìm hiểu, trung tâm nằm trong phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất của UBND huyện Yên Thủy đã được tỉnh phê duyệt theo phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Huyện Yên Thủy tăng cường quản lý, triển khai phương án xử lý tài sản nhà đất trên địa bàn thuộc phạm  vi quản lý. Theo đánh giá tiến độ triển khai bảo đảm yêu cầu và các quy định của pháp luật. Đến nay, UBND huyện đã hoàn thành phương án sắp xếp được phê duyệt tại Quyết định số 1750/QĐ-UBND, ngày 19/8/2019. Theo đó, đã bán thành công 6 cơ sở nhà, đất (năm 2019, 2020 bán 4  cơ sở; 6 tháng đầu năm nay bán 2 cơ sở), số tiền thu được 33,9 tỷ đồng. Trụ sở xã dôi dư sau sáp nhập 3 cơ sở đang xây dựng phương án bán, 7 cơ sở thuộc UBND huyện quản lý tiếp tục xây dựng phương án bán do dôi dư không có nhu cầu sử dụng.

Thời gian qua, UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính thống kê, rà soát các cơ sở nhà đất, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh phê duyệt bảo đảm tiến độ để triển khai. Theo Quyết định số 1750/QĐ-UBND, ngày 19/8/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc UBND huyện Yên Thủy quản lý, sử dụng, huyện có 170 cơ sở đất với tổng diện tích 554.7749,27 m2; 397 ngôi nhà với diện tích 92.427,7 m2. 

Trên cơ sở đề xuất phương án sắp xếp, xử lý tài sản nhà, đất trên địa bàn, UBND huyện đã phối hợp Sở Tài chính và các thành viên Ban Chỉ đạo 167 của tỉnh kiểm tra, rà soát để việc sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà, đất phù hợp thực tế địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Nhà nước, tránh gây lãng phí tài sản công; đề xuất UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ thực hiện. Ngày 30/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1606/QĐ-UBND về việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà, đất của UBND huyện Yên Thủy quản lý, sử dụng. Theo phương án này thực hiện điều chỉnh phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc UBND huyện quản lý, sử dụng tại Quyết định số 1750/QĐ-UBND, ngày 19/8/2019. Theo đó, điều chỉnh từ phương án giữ lại tiếp tục sử dụng sang phương án điều chuyển 17 cơ sở đất, 19 ngôi nhà; điều chỉnh từ phương án giữ lại tiếp tục sử dụng sang phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng 6 cơ sở đất, 17 ngôi nhà; bổ sung phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà, đất thuộc UBND huyện Yên Thủy quản lý, sử dụng đối với cơ sở nhà, đất mới tiếp nhận, cụ thể: Giữ lại tiếp tục sử dụng 2 cơ sở đất, 8 ngôi nhà; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 1 cơ sở, 2 ngôi nhà. 

Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý giá và Công sản (Sở Tài chính) Nguyễn Thị Huệ cho biết: Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã  chỉ đạo các sở, ngành chức năng, các địa phương khẩn trương thực hiện rà soát, xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất là trụ sở làm việc bảo đảm tài sản sau khi sáp nhập được trông coi, bảo vệ, quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích; xử lý đúng quy định. Huyện Yên Thủy là một trong những địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của tỉnh về xử lý tài sản nhà, đất, triển khai phương án bảo đảm tiến độ, đáp ứng  yêu cầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai phương án, không chỉ đối với huyện Yên Thủy, một số địa phương và các đơn vị liên quan cần tăng cường quản lý tài sản Nhà nước, có trách nhiệm bảo quản tài sản theo nguyên trạng, bố trí bảo vệ, trông coi cho đến khi thực hiện xong phương án xử lý, tài sản được bàn giao cho đơn vị mới tiếp nhận quản lý, sử dụng. Tránh tình trạng tài sản để không sử dụng, hư hỏng, xuống cấp, thất thoát lãng phí tài sản công…


Liên quan đến vấn đề này, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và ngành Tài chính cần triển khai thực hiện ngay một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó có việc rà soát lại tài sản Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng, tài sản quỹ đất do huyện, xã quản lý (bao gồm cả tài sản, quỹ đất do giải thể, sáp nhập, chuyển địa điểm, sắp xếp lại trụ sở làm việc)... để thu hồi tạo quỹ đất sạch đấu giá thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch, tạo nguồn thu cho NSNN, không để lãng phí đất.





 P.V

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục