(HBĐT) - Hiện nay, các loại hình thương mại hiện đại ngày một phát triển song song với thương mại truyền thống, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển. Cùng với đó là cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại phát triển nhanh, nhiều chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) được xây dựng, nâng cấp, cải tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại phù hợp với tình hình mới.


Với sự hiện đại về cơ sở hạ tầng và hàng hóa phong phú, Trung tâm thương mại Vincom Plaza (TP Hòa Bình) là sự lựa chọn của đông đảo người tiêu dùng.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 siêu thị, 3 trung tâm thương mại (TTTM) hạng III và hàng trăm cửa hàng tự chọn tiện lợi (có máy quét mã vạch), mặt hàng kinh doanh đa dạng. Mạng lưới chợ, siêu thị được quan tâm đầu tư. 5 năm qua đã có 22 chợ được xây dựng mới, 13 chợ được nâng cấp, cải tạo với kinh phí 191,8 đồng từ nguồn vốn của T.Ư, địa phương, vốn doanh nghiệp (DN) và các nguồn huy động hợp pháp khác. Hiện, toàn tỉnh có 95 chợ (1 chợ hạng I, 10 chợ hạng II, 84 chợ hạng III); có 24 chợ thành thị và 71 chợ nông thôn. 22 chợ đã chuyển đổi hình thức từ tổ, ban quản lý sang DN, HTX quản lý, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh, khai thác chợ.

Công tác trong một đơn vị khá eo hẹp về thời gian, lại thường xuyên phải đi công tác xa, vì vậy từ lâu nay, chị Lê Minh, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) đã có thói quen mua các mặt hàng thiết yếu, kể cả thực phẩm, đồ gia dụng tại siêu thị hoặc TTTM. Chị Minh chia sẻ: Tôi không có thời gian để ngày nào cũng đi chợ nên thường Chủ nhật tới siêu thị mua hàng. Hàng hoá ở đây đa dạng, phong phú để người tiêu dùng lựa chọn, chất lượng đảm bảo, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, gia đình rất yên tâm sử dụng. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các siêu thị, TTTM luôn coi trọng áp dụng các biện pháp phòng dịch, tạo sự yên tâm cho khách hàng.

Hình thức mua sắm của chị Lê Minh cũng là sự lựa chọn của không ít gia đình hiện nay. Theo đánh giá của Sở Công Thương, các siêu thị, TTTM đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, bình ổn giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân. Hiện, hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh từng bước hình thành nên kênh phân phối thông suốt theo hướng văn minh, chuyên nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường... Do vậy đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ hệ thống thương mại truyền thống sang hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại. Ngoài ra, còn nhiều cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển nhanh, được phân bố tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống.

Bên cạnh đó, các cụm thương mại - dịch vụ tại các huyện có bước phát triển khá, xuất hiện nhiều điểm mua sắm tự chọn, tiện ích, điện máy… đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân, tạo nên chuỗi hệ thống bán lẻ theo hướng văn minh, chuyên nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt của các địa phương, đồng thời thúc đẩy thương mại, lưu chuyển hàng hóa phát triển. Công tác xúc tiến thương mại cũng được tăng cường, đa dạng về cách thức, phong phú về nội dung. Các hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước được đẩy mạnh để hỗ trợ DN mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng như phát triển giao thương.

Đặc biệt, theo xu hướng phát triển và thích ứng với tình hình mới, loại hình thương mại điện tử (TMĐT) đang dần chiếm ưu thế. Theo Sở Công Thương, hiện có khoảng 30% người dân trong tỉnh thường xuyên sử dụng mua sắm trực tuyến thông qua các app trên thiết bị di động như Lazada, Shopee, Sendo...; các trang TMĐT bán hàng. Doanh số trong giao dịch TMĐT của các DN ngày càng tăng, đạt khoảng 20% hàng năm. Tỉnh đã quan tâm hỗ trợ DN tham gia và ứng dụng TMĐT, bởi đây là công cụ xây dựng thương hiệu, quảng bá, kênh truyền thông, công cụ kinh doanh hiệu quả với chi phí thấp. Đến nay, đã có 70% DN sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; trên 30% DN có trang thông tin điện tử cập nhật thường xuyên, định kỳ thông tin hoạt động, quảng bá sản phẩm; khoảng 30% DN tham gia các website TMĐT và trên 20% DN ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh… Theo đó, từng bước đưa TMĐT trở thành một ứng dụng phổ biến trong các DN, người tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Với việc phát triển đa dạng các loại hình đã giúp hoạt động thương mại, dịch vụ nội tỉnh phát triển với tốc độ khá, cung - cầu hàng hóa thiết yếu được đảm bảo. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm tăng 19%. Năm nay, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, song hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa trong tỉnh giữ được ổn định, nguồn cung hàng hóa đảm bảo. Theo đó, 8 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 28.975 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 65% kế hoạch năm. 


Thu Hiền

Các tin khác


Điều chỉnh phụ tải, giảm áp lực cho lưới điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp (DN), khách hàng lớn tham gia thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Điều này không chỉ giúp DN giảm chi phí đầu tư, mà còn góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện, nhất là trong mùa nắng nóng.

Hiệu quả từ mô hình hợp tác xã rau củ quả xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Nhận thấy trên thị trường sản phẩm rau, củ, quả không đáp ứng đủ nhu cầu, anh Bùi Hùng Bạo ở xóm Cò, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã vận động 20 hộ dân chung tay thành lập mô hình hợp tác xã (HTX) rau củ quả. Hoạt động của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết nhu cầu của người dân địa phương.

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng - Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn

Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã đề ra những chủ trương lớn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, Nghị quyết Ðại hội XIII nêu rõ: phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục