(HBĐT) - Tờ lịch cuối cùng của năm Tân Sửu được bóc cũng là chuẩn bị khép lại một năm đầy chông gai, biến động bởi dịch bệnh, thiên tai đè nặng lên nền kinh tế. Nhiều dự định, kế hoạch lớn không thể thực hiện. Cũng không ít hoạt động bị ảnh hưởng, nhất là những hoạt động đối ngoại tập trung đông người. Tuy vậy, 2021 lại là năm ghi dấu ấn lớn trong sự đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với phương châm linh hoạt, thích ứng, sát việc.



Năm 2021, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc làm việc, đối thoại với các nhà đầu tư nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn.


Nhiều tháng đã trôi qua mà lời chỉ đạo, song lại như sự trải lòng của đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc về công tác thu NSNN từ tiền sử dụng đất (SDĐ) gắn với thu hút đầu tư (THĐT) còn lắng đọng: "Thu NSNN và THĐT là nhiệm vụ quan trọng nhất trong tổng thể phát triển KT-XH năm 2021, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, cũng là năm kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh, 30 năm tái lập tỉnh. Vì vậy cần phải có quyết tâm rất cao của từng sở, ngành, địa phương thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, thu NSNN đạt 10.000 tỷ đồng, song cần phải tính dài hơi, thu từ phát triển kinh tế chứ không thể chỉ dựa vào bán đất, vì đất có giới hạn. Muốn vậy, phải THĐT để có nguồn thu bền vững".

Được may mắn tham dự nhiều cuộc làm việc của Tỉnh ủy, UBND tỉnh bàn thảo giải pháp thúc đẩy phát triển KT-XH nói chung và THĐT nói riêng, chúng tôi cảm nhận rõ sự trăn trở, đau đáu khát vọng đưa tỉnh Hòa Bình phát triển xứng tầm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Thẳng thắn, quyết liệt, có lúc là không khí căng thẳng khi chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc, nhất là có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm, ý thức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức. Tuy nhiên, tất cả chỉ vì mục tiêu lớn lao là sự phát triển bền vững của tỉnh, đúng như chia sẻ của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh tại Hội nghị đối thoại, tháo gỡ và giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp (DN), HTX: "Hòa Bình luôn nỗ lực hết sức mình thực hiện các cơ chế, chính sách để nhà đầu tư (NĐT) tiếp cận và thấy được môi trường đầu tư thân thiện, bình đẳng, thông thoáng. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản rất quan trọng nhằm trang bị các công cụ pháp lý giúp NĐT như: Quy hoạch SDĐ; hướng dẫn về thủ tục đầu tư; ban hành các tiêu chí lựa chọn NĐT và đang hoàn thiện các quy hoạch xây dựng, mở rộng đô thị thị trấn, TP Hòa Bình, quy hoạch tỉnh...". Chủ tịch UBND tỉnh cởi mở: "DN có vướng mắc trong triển khai dự án thì chủ động đăng ký làm việc với UBND tỉnh. UBND tỉnh cùng các sở, ngành, các huyện, thành phố có liên quan sẽ tổ chức làm việc với các DN, NĐT. Liên quan đến trách nhiệm của ngành, địa phương nào, sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể...".

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để Hòa Bình trở thành điểm đến tin cậy của NĐT, những năm qua, các cơ quan nhà nước luôn chủ động, sâu sát trong công tác quản lý, điều hành, đảm bảo có trọng tâm, rõ nhiệm vụ từng tổ chức, cá nhân. Việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và công tác quy hoạch được chú trọng, công khai, minh bạch. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo cải thiện chỉ số PCI, trong đó xác định cải cách hành chính là khâu đột phá, theo hướng đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, thuế, xây dựng, giao đất, cho thuê đất. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý, khuyến khích, thúc đẩy các DN đầu tư SX-KD. Riêng năm 2021, nhiều văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đã được ban hành như: Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND, ngày 29/7/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025; ban hành Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành tỉnh Hòa Bình áp dụng thử nghiệm trong năm 2021; Bộ tiêu chí lựa chọn NĐT thực hiện dự án đầu tư có SDĐ trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn số 2008/HD-UBND, ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh về trình tự thực hiện dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước...

Trong năm, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách và các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh rà soát, thu hồi các dự án chậm tiến độ để thu hút các NĐT có tiềm năng. Đồng thời luôn sát sao chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tạo điều kiện thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thanh toán điện tử, đặc biệt là các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; quan tâm hỗ trợ NĐT giải phóng mặt bằng để sớm có mặt bằng thực hiện dự án... Tỉnh cũng ban hành Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương để hỗ trợ NĐT một số thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư theo hình thức thỏa thuận, nhận chuyển nhượng, thuê quyền SDĐ, nhận góp vốn bằng quyền SDĐ trên địa bàn tỉnh...

Cảm nhận về môi trường đầu tư của tỉnh, ông Lê Anh Tùng, Giám đốc Ban Đầu tư Tập đoàn Hòa Phát bày tỏ: Hòa Phát đến với Hòa Bình hơi muộn nên đã bỏ lỡ một số cơ hội so với các DN khác. Tuy nhiên, được sự định hướng, ủng hộ của lãnh đạo tỉnh nên chúng tôi có cảm nhận rất sâu sắc, ấn tượng đối với sự đồng hành của tỉnh. Tập đoàn đã xác định rõ định hướng đầu tư và sẽ không giới hạn trong khả năng có thể của mình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, miễn là có sự đồng lòng của tỉnh và Nhân dân. Tập đoàn đang triển khai dự án đô thị tại xã Quang Tiến và 1 dự án tại khu chuyên gia cũ ở TP Hòa Bình. Hiện tại, chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các huyện Lương Sơn, Kim Bôi và có thể cả Đà Bắc trong tương lai gần. Vì vậy, rất mong tiếp tục được các sở, ban, ngành và các địa phương ủng hộ mạnh mẽ NĐT. Hòa Phát kỳ vọng với những dự án đầu tư có tầm sẽ góp phần làm thay đổi cục diện kinh tế của địa phương.

Ghi nhận những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năm 2021, vượt qua khó khăn, trong tỉnh đã có 50 dự án đầu tư trong nước được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 33.000 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số dự án được cấp phép đầu tư tăng 7 dự án, vốn đăng ký đầu tư tăng 94,4%. Trong năm cũng có 415 DN, 50 HTX và 10 tổ hợp tác đăng ký thành lập mới. Theo đó, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 651 dự án đang hoạt động và có 4.180 DN với tổng số vốn đăng ký gần 60.000 tỷ đồng, 469 HTX và 204 tổ hợp tác. Kết quả đạt được trong thu hút các nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa then chốt, là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.



Trong tỉnh hiện đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở thương mại, góp phần tạo diện mạo mới cho bộ mặt đô thị. (Ảnh tại dự án nhà ở trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm - TP Hòa Bình).


Hoàng Nga

 

 

 

Các tin khác


Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Khu công nghiệp Nhuận Trạch

(HBĐT) - Kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch (Lương Sơn) mới đây, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo đưa KCN này là công trình dự án trọng điểm của tỉnh để tập trung chỉ đạo, xây dựng KCN Nhuận Trạch trở thành hình mẫu về phát triển hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế bền vững.

Hơn 700 đại biểu sẽ tham dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28/5 với sự tham gia của hơn 700 đại biểu.

Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt trên 671 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) trên địa bàn tỉnh đạt 88,2 tỷ đồng/4.559 lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ cho vay NS&VSMTNT đạt trên 671 tỷ đồng/38.451 khách hàng còn dư nợ.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 26/5, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, do ông Mario Ronconi, Vụ trưởng phụ trách Nam Á - Đông Nam Á tại Cục châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông thuộc Tổng cục Đối tác quốc tế làm trưởng đoàn, nhằm giới thiệu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như cơ hội hợp tác giữa Hoà Bình và Liên minh châu Âu. 

Tổng kết Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 26/5, tổ chức Helvetas, Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn CCRD phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tham dự có đại diện Liên minh Châu Âu, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành...

Phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2021 - 2023, sản xuất trồng trọt của tỉnh đạt được những kết quả tích cực; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với thị trường, phát triển bền vững. Quy mô sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, tăng hiệu quả sản xuất, năng suất lao động nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục