(HBĐT) - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) của tỉnh trải dài và bao phủ khắp các huyện, thành phố với 145/151 xã, phường, thị trấn. Do điều kiện về địa hình, phân bố dân cư, lịch sử từ xa xưa, đồng bào chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây là những khu vực có diện tích tự nhiên rất rộng nhưng thường bị chia cắt bởi núi đá, sông, suối; cơ sở hạ tầng KT-XH còn thiếu và yếu. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.


Những năm qua, từ nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giống vật nuôi, tạo sinh kế cho các gia đình. Trong ảnh: Người dân xã Đoàn Kết - Đà Bắc được hỗ trợ bò giống sinh sản.

Từ thực trạng này, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm ưu tiên nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án để đầu tư trực tiếp cho các xã khó khăn, vùng ĐBDTTS như: Chương trình MTQG xây dựng NTM; giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ theo cơ chế Nghị quyết số 30a/2008/NQ/CP; Nghị quyết số 37- NQ/TW... Bên cạnh đó, các sở, ngành đã tham mưu cho tỉnh tổ chức thực hiện một số chính sách đặc thù, trong đó phải kể đến Đề án số 03-ĐA/TU của BTV Tỉnh ủy về củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu; Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, xóm khó khăn nhất tỉnh, phạm vi nằm trên địa bàn 8 huyện và TP Hoà Bình; Đề án số 726 hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò... Từ các chương trình, dự án, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đầu tư, hỗ trợ vùng ĐBDTTS, vùng ĐBKK đã tạo điều kiện giúp người dân có việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống.

Để thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dân tộc, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được xác định là đòn bẩy mạnh. Theo đó, giai đoạn 2018-2021, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bám sát nhiệm vụ công tác dân tộc, đặc biệt là tập trung các nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH các xóm, xã ĐBKK. Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn là 3.965.626 triệu đồng, thực hiện phân bổ vốn ưu tiên các công trình dở dang, dự án trọng điểm, phát huy hiệu quả đầu tư phục vụ đời sống của đồng bào vùng dân tộc. Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn các huyện chiếm tỷ trọng 44,7% tổng ngồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng ở các xã khu vực III và thôn, bản ĐBKK theo các Chương trình MTQG đều đảm bảo theo quy định, thiết thực phục vụ đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Thông qua thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đầu tư, hỗ trợ phát triển các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, QP-AN trên địa bàn tỉnh nói chung, ở vùng ĐBDTTS, vùng ĐBKK nói riêng đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Hết năm 2021, toàn tỉnh đã có 65/129 xã đạt chuẩn NTM. Xã thuộc diện khu vực ĐBKK còn 39%/tổng số xã, phường, thị trấn; giảm 29 xã so với năm 2017. Hàng năm, bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 3%; tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK còn khoảng 23%.

Tuy nhiên, theo thông tin của Ban Dân tộc, thu nhập bình quân đầu người tại các xã ĐBKK chưa bằng 1/2 so với mức bình quân chung của tỉnh. Nếu so với kết quả giảm nghèo của cả tỉnh thì tình trạng hộ nghèo, cận nghèo là người DTTS vẫn là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nhiều nơi chưa đáp ứng được nhu cầu... Từ thực tế này, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho vùng.

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc cho biết: Để chương trình MTQG đạt được kết quả cao nhất, Ban đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện khảo sát, đánh giá thực trạng KT-XH vùng ĐBDTTS&MN nhằm xác định rõ thực trạng của vùng, từ đó đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, xác định nhu cầu kinh phí, giải pháp thực hiện, trong đó ưu tiên đầu tư cho các xã khu vực ĐBKK. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH, trọng tâm là vấn đề giao thông nông thôn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, chuyển giao KHKT, ứng dụng công nghệ trong các dự án sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa gắn trực tiếp với đồng bào dân tộc. Đồng thời sắp xếp bố trí dân cư ở những nơi thường xuyên xảy ra lũ bão, thiên tai để đồng bào ổn định đời sống, có đủ điều kiện sinh kế, yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Mới đây, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN, năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đây là nền móng bước đầu nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong ĐBDTTS bình quân giảm từ 1,5 - 2%. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng; giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước. Giảm số xã, thôn ĐBKK; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển GD-ĐT, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân...

Bình Giang


Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục