Theo thông tin từ Ban tổ chức, Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân; Festival trái cây và sản phẩm Ocop Việt Nam sẽ diễn ra tại Sơn La từ ngày 28/5 đến 1/6.


Họp báo thông tin về chuỗi sự kiện.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, sẽ tham dự và chủ trì các sự kiện trong 2 ngày 28 và 29/5; trong đó trọng tâm là Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam sẽ diễn ra vào buổi sáng ngày 29/5 tại tỉnh Sơn La, cùng 62 điểm cầu trên cả nước.

Với chủ đề "Tiếp sức, hỗ trợ nông dân; thực hiện tầm nhìn phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững”, Hội nghị đối thoại sẽ diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng 500 đại biểu có mặt trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La, trong đó có 300 nông dân tiêu biểu đại diện cho 12 triệu hộ hội viên nông dân cả nước. Cùng với đó, Hội nghị còn có sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tại 62 điểm cầu trên cả nước.

 

Theo Ban Tổ chức, tính đến trước ngày 23/5 đã có hơn 1.600 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị được gửi tới người đứng đầu Chính phủ. Các câu hỏi được bà con nông dân, bạn đọc cả nước gửi về thông qua các kênh, đó là: Hội Nông dân các tỉnh, thành phố; các câu hỏi trực tiếp của chuyên gia, nhà khoa học; các câu hỏi được gửi đến Báo điện tử Dân Việt - cơ quan của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Qua tổng hợp và báo cáo, nội dung câu hỏi, đề xuất, kiến nghị tới Thủ tướng lần này tập trung vào một số nội dung chính như: Tình hình giá cả vật tự nông nghiệp như phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp; Các vấn đề liên quan đến bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai và nhiều ý kiến kiến nghị cần sớm sửa đổi Luật Đất đai; vấn đề về thúc đẩy liện kết, hợp tác, phát huy tốt hơn nữa vai trò của các HTX nông nghiệp; Vấn đề khó khăn về nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp; tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá nông thôn; đặc biệt là các chính sách, chiến lược liên quan đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, căn cơ. 

Theo Ban tổ chức, dự kiến tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp đối thoại và trao đổi trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn với đại diện 300 nông dân Việt Nam tiêu biểu và với đại diện Hội Nông dân các cấp. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng sẽ đối thoại, trao đổi với các HTX, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các chuyên gia, nhà khoa học.

Tham dự Hội nghị đối thoại với Thủ tướng còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; các địa phương để cùng trao đổi, giải đáp các thắc mắc, vấn đề mà nhiều bà con nông dân quan tâm; đồng thời đưa ra những giải pháp, chiến lược để phát triển trong thời gian tới.

Thông tin về Festival trái cây - sản phẩm OCOP Việt Nam 2022 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và tỉnh Sơn La đồng tổ chức. Dự kiến Lễ khai mạc vào tối ngày 28/5 tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La và kéo dài trong thời gian 5 ngày (28/5 đến 1/6). Quy mô Festival khoảng 500 gian hàng chia thành các khu vực: "Nông sản Việt và sản phẩm OCOP - vươn ra Thế giới”; Triển lãm "Thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam”; Triển lãm "Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển ca tỉnh Sơn La”… 

Tại Festival còn có các sự kiện, như Hội nghị kết nối tiêu thụ, xuất khẩu xoài và nông sản Sơn La năm 2022; triển lãm "Con đường nông sản"; không gian văn hoá "Ẩm thực miền sơn cước"; Hội chợ triển lãm trực tuyến; tiêu thị nông sản và sản phẩm OCOP trên sản thương mại điện tử; cuộc thi "tạo hình nghệ thuật từ hoa và trái cây; "Ảnh đẹp về trái câu"...

Nhân dịp này, dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự Lễ khởi công dự án Thiên đường sữa Mộc Châu; khánh thành cầu kính Mộc Châu; thăm mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu và thăm tiến độ xây dựng và đầu tư Tổ hợp chế biến rau quả Doveco - dự án chế biến rau quả lớn nhất tỉnh Sơn La tại huyện Mai Sơn... 

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện, còn diễn ra các hoạt động: Hội thảo khoa học "Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức. 

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, nhấn mạnh: Khi tổ chức chuỗi sự kiện Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân, Festival trái cây - sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022, Sơn La kỳ vọng sẽ quảng bá được con người và các sản phẩm của tỉnh; kết nối giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh trong cả nước để hỗ trợ, tiêu thụ các sản phẩm nông sản, trái cây; hỗ trợ để thu hút đầu tư và phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bền vững; quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới.


Theo BaoSonLa

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục