(HBĐT)- Mai Châu là địa bàn trọng điểm của tỉnh về phát triển du lịch. Huyện xác định du lịch phải luôn gắn với phát triển thương mại, dịch vụ (TMDV), đó là nhu cầu của các địa phương, doanh nghiệp, homestay khi đón khách du lịch. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm, ăn uống, nghỉ dưỡng của du khách, huyện đã, đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển TMDV, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.


Chợ phiên Pà Cò là nơi giao thương hàng hóa của bà con 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) với hàng hóa đa dạng, phong phú. 

Những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa của người dân, huyện quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông; cải tạo và chú trọng công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Thu hút đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng các điểm du lịch cao cấp và du lịch cộng đồng của huyện. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh thực hiện đúng quy trình, thời gian quy định. Thực hiện công khai, dân chủ trong chính sách thuế đảm bảo hài hòa giữa lợi ích người kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuyên truyền, vận động bà con đầu tư vốn phát triển kinh doanh, dịch vụ thương mại. Nhờ vậy, ngành TMDV của huyện có bước chuyển mạnh tại tất cả các xã, thị trấn. Nhiều hộ mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề như may mặc, kinh doanh hàng tạp hóa, nhà hàng ăn uống, đồ điện gia dụng, máy tính và thiết bị điện tử. Theo thống kê, trên địa bàn huyện hiện có 1.254 đơn vị sản xuất , kinh doanh TMDV. 

Xã Mai Hịch đang nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển TMDV. Đồng chí Ngần Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Theo thống kê, toàn xã có 52 cơ sở kinh doanh dịch vụ, chủ yếu bán hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống, sửa chữa xe máy. Kinh doanh dịch vụ phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của Nhân dân. Các điểm bán hàng trên địa bàn xã cơ bản thực hiện tốt quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con. 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn xã đạt 35,048 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, bằng 113% so với cùng kỳ năm 2021. 

TMDV không chỉ có bước chuyển tại thị trấn Mai Châu và các xã có điều kiện KT-XH phát triển mà những năm gần đây, tại các xã khó khăn của huyện như Pà Cò, Hang Kia đã xuất hiện nhiều cửa hàng tạp hóa, kinh doanh xe máy, dịch vụ ăn uống, đồ gia dụng. Hiện, xã Pà Cò có 39 cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại với nhiều mặt hàng phong phú. Đặc biệt, chợ phiên Pà Cò họp vào Chủ nhật hằng tuần là chợ của đồng bào dân tộc Mông 2 xã Pà Cò, Hang Kia. Chợ phiên Pà Cò không chỉ là nơi giao thương mua sắm mà còn là dịp để bà con người Mông thể hiện những phong tục độc đáo, những chàng trai Mông thổi khèn, cô gái Mông tỉ mỉ thêu những bộ trang phục rực rỡ sắc màu.

Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song tình hình thị trường tại Mai Châu tương đối ổn định. Hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng đáp ứng đầy đủ, phong phú, đa dạng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của huyện đạt 600,528 tỷ đồng, đạt 45,67% kế hoạch. Ban chỉ đạo 389 huyện đã triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022. Lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường 71 vụ, xử lý 16 vụ, tổng số tiền xử phạt hành chính trên 23 triệu đồng. Tổ chức ký cam kết và dán đề can số điện thoại đường dây nóng tại 12 đại lý kinh doanh trên địa bàn huyện. In, treo băng rôn tuyên truyền hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Thu Thủy

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục