Trang eurekalert.org ngày 27/7 đăng kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm tăng trưởng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy Việt Nam được dự báo sẽ nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất đến năm 2030.


Toàn cảnh tòa nhà Landmark 81 tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong số này, ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc, Uganda, Indonesia và Ấn Độ. 

Theo kết quả nghiên cứu, khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 không còn, tăng trưởng dài hạn được dự báo sẽ tập trung ở châu Á, Đông Âu và Đông Phi. Trung Quốc được kỳ vọng là nền kinh tế phát triển nhanh nhất tính theo đầu người, ngay cả khi dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại so với những gì nước này đã đạt được trong thập kỷ qua. Nghiên cứu cho thấy các quốc gia đã đa dạng hóa sản xuất sang các lĩnh vực phức tạp hơn, như Việt Nam và Trung Quốc, là những quốc gia sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới.

Các nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm tăng trưởng đã công bố bảng xếp hạng quốc gia mới tính theo Chỉ số phức tạp kinh tế (ECI), đánh giá sự đa dạng và tinh vi về năng lực sản xuất thể hiện trong hàng hóa xuất khẩu của mỗi quốc gia. Bất chấp sự gián đoạn về thương mại do đại dịch, xếp hạng mức độ phức tạp kinh tế của các nước vẫn ổn định đáng kể.

Bảng xếp hạng ECI cho thấy các quốc gia phức tạp kinh tế nhất trên thế giới được giữ ổn định, các vị trí đầu bảng theo thứ tự là Nhật Bản, Thụy Sĩ, Đức, Hàn Quốc và Singapore. Các quốc gia đáng chú ý khác là Anh (xếp thứ 10), Mỹ (12), Trung Quốc (16) và Italy (17). Những nền kinh tế đang phát triển đã đạt được những bước tiến lớn nhất trong việc cải thiện mức độ phức tạp, trong đó có Việt Nam (51), Campuchia (72), Lào (89) và Ethiopia (97). Những quốc gia tụt hạng nhanh nhất trong thập kỷ qua do ngày càng phụ thuộc vào hàng hóa hoặc không đa dạng hóa xuất khẩu đó là Botswana (111), Zimbabwe (114), Ecuador (119) và Cuba (120). Trong số các quốc gia có chỉ số kinh tế phức tạp nhất, Pháp (19) giảm mạnh nhất khi tụt 6 bậc trong bảng xếp hạng.

Nhìn vào dự báo tăng trưởng đến năm 2030, 3 cực tăng trưởng đã được xác định. Một số nền kinh tế châu Á đã nắm giữ sự phức tạp kinh tế cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới, dẫn đầu là Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Ở Đông Phi, một số nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh chóng, mặc dù được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số nhiều hơn là sự phức tạp của nền kinh tế như Uganda, Tanzania và Mozambique. Tính trên cơ sở bình quân đầu người, khu vực Đông Âu có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ những tiến bộ liên tục về mức độ phức tạp kinh tế, với Gruzia, Litva, Belarus, Armenia, Latvia, Bosnia và Herzegovina, Romania và Albania đều được xếp hạng 15 nền kinh tế hàng đầu được dự đoán trên cơ sở bình quân đầu người.

 Ngoài các cực tăng trưởng này, các dự báo cũng cho thấy tiềm năng của Ai Cập trong việc đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Các khu vực đang phát triển khác phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng đầy thách thức hơn do mức độ phức tạp kinh tế đạt được ít hơn, bao gồm Mỹ Latinh, Caribe và Tây Phi.

Theo TTXVN

Các tin khác


Doanh nghiệp đón xu hướng mới

Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với cuộc sống con người trong quy mô toàn cầu. Cùng đó, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến người tiêu dùng suy nghĩ và lựa chọn nhiều hơn về sống xanh, lối sống bền vững.

Xăng giảm giá mạnh, có loại giảm gần 1.000 đồng/lít

Sau chuỗi ngày tăng giá, từ 15 giờ ngày 2/10, xăng giảm giá mạnh theo xu hướng thế giới, xăng RON95 giảm 906 đồng/lít, xuống mức 24.842 đồng/lít.

Thành phố Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Hoàn thành di chuyển hộ dân phục vụ chặn dòng hồ chứa nước Cánh Tạng đầu tháng 11/2023

(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là 1 trong 4 dự án quan trọng của Bộ NN&PTNT, khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Lạc Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng điểm tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, phục vụ công tác chặn dòng vào tháng 11/2023.

Giá nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục