(HBĐT) - Nắm bắt, tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên để góp phần thực hiện tốt Đề án số 24-ĐA/HNDTW về xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp (THNN) của BTV T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam. Những năm qua, HND huyện Mai Châu đã tích cực phối hợp các cơ quan, ban, ngành để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, vốn vay, xây dựng các mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả, vừa tăng thu nhập cho hội viên, vừa góp phần phát triển KT-XH địa phương.


Du khách thăm quan homestay H'Mông và trải nghiệm nông nghiệp tại xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu).

Chi hội nông dân nghề nghiệp bản Lác "Nông dân làm homestay” được thành lập tháng 7/2021 với 18 thành viên. Mô hình nhằm giúp hội viên liên kết với nhau cùng phát triển kinh doanh dịch vụ và trải nghiệm các các dịch vụ mang đậm bản sắc dân tộc Thái tại địa bàn huyện. Ông Hà Công Sơn, thành viên chi hội cho biết: Sau thời gian gặp khó khăn do giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, đến nay, homestay của gia đình cũng như các thành viên chi hội hoạt động hiệu quả trở lại, đón hàng nghìn lượt du khách trở lên mỗi tuần; chi hội đã phát triển lên 20 thành viên.

Bám sát Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 5/8/2019 và Hướng dẫn số 205/HD-HNDTW, ngày 10/7/2020 của BCH T.Ư HND Việt Nam về hướng dẫn quy trình thành lập và tổ chức hoạt động của chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của HND tỉnh, HND huyện đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên có chung ngành nghề sản xuất tham gia thành lập các chi hội, THNN. Tổ chức xây dựng, ra mắt các chi, tổ hội điểm nghề nghiệp để rút kinh nghiệm và nhân rộng trên địa bàn huyện.

Đến nay, toàn huyện có 2 chi hội nghề nghiệp và 16 THNN với trên 250 thành viên tham gia, tập trung vào các lĩnh vực: Chăn nuôi bò sinh sản, nuôi dê, cá lồng, dệt thổ cẩm truyền thống, trồng cây lấy hạt, làm du lịch... Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, các chi, THNN xây dựng quy chế hoạt động thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh (SXKD), dịch vụ của tổ hội. Quá trình hoạt động, các thành viên tích cực học hỏi kinh nghiệm, thường xuyên góp ý để hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, thu hút người tiêu dùng và khách du lịch khi tới Mai Châu. Bên cạnh đó, các chi, THNN xây dựng nguồn quỹ để giúp đỡ hội viên khó khăn. Định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt với nội dung đa dạng, phong phú như trao đổi thông tin về thời tiết, thị trường, giá cả, chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; cách thức lập dự án SXKD, thủ tục vay vốn, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay… Qua đó, tạo sự gắn kết giữa các hội viên khi có chung lợi ích, trách nhiệm trong SXKD, dịch vụ, tạo sự cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.

Đồng chí Phạm Thế Anh, Phó Chủ tịch HND huyện cho biết: Xác định nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế tập thể hợp tác, HND huyện đã xây dựng kế hoạch và chương trình hành động để tuyên truyền, vận động hội viên phát triển các loại hình kinh tế tập thể phù hợp với từng địa bàn, từng ngành nghề; tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nhân lực, vốn để đầu tư phát triển sản xuất, phát triển kinh tế các tổ hợp tác, HTX, chi hội, THNN... Có thể nói, chi hội, THNN đã và đang là mô hình hoạt động, tập hợp hội viên có hiệu quả, tạo sự đổi mới trong phương thức tập hợp nông dân; đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích thiết thực của hội viên, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Hội. Việc thành lập các chi, THNN cũng tăng cường sự gắn kết giữa hội viên với tổ chức Hội; từng bước nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân vùng cao.


Thu Hằng


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục