(HBĐT) - Tháng 3/2022, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường liên kết vùng (ĐLKV) Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) với tổng mức đầu tư 4.120 tỷ đồng. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đầu tư đoạn tuyến từ Kim Bôi kết nối với trục cao tốc quy hoạch Hòa Lạc - Hòa Bình tại TP Hòa Bình với tổng chiều dài 32 km, tiêu chuẩn đường cấp III - đồng bằng với diện tích chiều rộng nền đường 12m. Hiện, UBND huyện Kim Bôi đang gấp rút chỉ đạo triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án.


Cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi thực hiện kiểm đếm diện tích đất phải thu hồi nhằm thực hiện dự án. 

Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, tuyến ĐLKV Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La, đoạn qua huyện Kim Bôi sẽ đi qua địa bàn các xã: Đú Sáng, Bình Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Tiến và Vĩnh Đồng. Quy mô diện tích khoảng 84,34 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp với diện tích khoảng 62,15 ha; đất ở và đất ở + cây lâu năm khoảng 12,64 ha; đất do UBND các xã và các tổ chức khác quản lý khoảng 9,55 ha. Có 2.955 thửa đất bị ảnh hưởng, trong đó có 218 thửa đất ở và đất vườn nằm trong cùng thửa, tương đương với 218 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng. 

Đồng chí Bạch Công Ban, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi cho biết: Triển khai công tác GPMB, UBND huyện đã tổ chức họp dân tại 16/16 xã có tuyến đường đi qua để thống nhất chủ trương cũng như phổ biến phương án đền bù GPMB đối với đất nông nghiệp và đất ở. Trong đó, đất nông nghiệp hiện đã kiểm đếm xong đất và tài sản trên đất của gần 600 hộ thuộc các xã: Vĩnh Tiến, Vĩnh Đồng, Bình Sơn và giao UBND các xã xác định nguồn gốc sử dụng đất; chuẩn bị các hồ sơ để thuê đơn vị tư vấn xác định giá cụ thể làm căn cứ bồi thường.  Đối với đất ở, đã rà soát chi tiết và đang kiểm đếm đối với 218 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 105 hộ có nhà ở, đất ở bị ảnh hưởng phải di dời. Cụ thể, 38 hộ có thể tái định cư tại chỗ, 5 hộ tự bố trí tái định cư, 64 hộ phải thực hiện tái định cư tập trung do diện tích đất còn lại không đủ để kiện xây dựng nhà ở. 

Dự án ĐLKV Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La là dự án trọng điểm góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương. Công tác GPMB có ý nghĩa quan trọng để dự án triển khai theo  đúng tiến độ, UBND huyện Kim Bôi đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các chính sách bồi thường, hỗ trợ áp dụng đối với dự án khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt là những lợi ích kinh tế thấy được khi dự án được triển khai thành công. Ban chỉ đạo GPMB huyện tổ chức giao ban nắm bắt thông tin hàng tuần để tháo gỡ những khó khăn.

Hiện nay, công tác GPMB còn nhiều vướng mắc do có nhiều người dân có ý kiến trái chiều về giá bồi thường, hỗ trợ về đất. Lý giải về vấn đề này, theo lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi: Thời gian qua, thị trường bất động sản có nhiều biến động, một số cá nhân đã mua gom đất nông nghiệp với đơn giá cao hơn Nhà nước quy định nên khi thu hồi và áp giá theo quy định, người dân đã so sánh và chưa chấp hành đơn giá do Nhà nước quy định. Đặc biệt, Nghị quyết số 18 -NQ/TW ngày 16/6/2022 tại Hội nghị lần thứ 5, BCH T.Ư Đảng là cơ sở để xây dựng Luật Đất đai năm 2023 tiến tới sẽ bỏ khung giá đất, nhưng hiện nay chưa có hiệu lực, dẫn đến người dân so sánh và muốn chờ đến khi có hiệu lực thi hành mới thực hiện thu hồi, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. 

Ngoài những vướng mắc về khu giá đất nói chung, giá đất nông nghiệp tại các vị trí giáp ranh cho phù hợp với thực tế để có sự tương đồng cũng là những trở ngại ảnh hưởng đến công tác đền bù GPMB. "Cụ thể như giá đất bồi thường về đất và hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm đối với đất trồng 2 vụ lúa tại xã Đú Sáng  là 140.000 đồng/m2, trong khi tại xã Bình Sơn giáp ranh là 220.000 đồng/m2; xã Vĩnh Tiến giáp ranh xã Bình Sơn có giá là 260.000 đồng/m2.  Giá bồi thường về đất và hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm đối với đất trồng 1 vụ lúa tại xã Đú Sáng là 120.000 đồng/m2, trong khi tại xã Bình Sơn là 180.000 đồng/m2; xã Vĩnh Tiến là 220.000 đồng/m2. Thực tế này dẫn đến nhiều hộ dân có sự so sánh và chưa đồng tình với đơn giá bồi thường", đồng chí Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi cho biết thêm. 

Từ thực tế đó, để thuận lợi cho công tác GPMB, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, UBND huyện Kim Bôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng điều chỉnh lại giá đất ở cho phù hợp với giá thị trường và điều chỉnh giá đất nông nghiệp tại các vị trí giáp ranh cho phù hợp với thực tế để có sự tương đồng. Đồng thời có cơ chế đặc thù hỗ trợ người dân bị thu hồi đất trong thời gian chưa áp dụng việc bỏ khung giá đất để tránh thiệt thòi cho các hộ; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo dự án tổng thể đo đạc địa chính.


Đinh Hòa

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục