(HBĐT) - TP Hoà Bình sở hữu tuyến sông Đà thơ mộng kéo dài từ hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình xuống đến Thịnh Minh, cảnh quan thiên nhiên hữu tình với nhiều xóm, bản, bãi bồi, con nước trải dài, có những cơ hội rất lớn để xây dựng trục cảnh quan, kiến trúc ven sông.


Một góc thành phố Hòa Bình về đêm.

Ông Nguyễn Hùng ở phường Phương Lâm, người gắn bó gần như cả đời với TP Hòa Bình tâm sự: Sông Đà gắn liền với văn hóa lịch sử, từ lâu đã tồn tại trong tâm thức người dân. Thị xã Hòa Bình năm nào đã được nâng cấp là đô thị loại III, rồi thành phố trực thuộc tỉnh. Thành phố đã quan tâm tới đầu tư hạ tầng, xây dựng các cầu qua sông Đà, mở ra không gian phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, ngày càng xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Hai bên bờ sông Đà đã trở nên cân đối, hài hòa hơn. Tuyến đê 2 bên sông cũng được chỉnh trang, nhiều công trình được xây dựng, bảo đảm mỹ quan. Người dân thành phố đều mong muốn chính quyền sẽ có những giải pháp quy hoạch, phát triển hai bờ sông Đà là điểm nhấn cho TP Hòa Bình.

Nếu có quy hoạch tốt chúng ta sẽ có một thành phố ven sông đẹp và hài hòa như các đô thị ven sông Hàn (Đà Nẵng), xa hơn như thành phố ven sông của Hàn Quốc. Thực tế đã có nhiều nhà đầu tư nghiên cứu triển khai các dự án đô thị dọc tuyến sông Đà, phía hạ lưu. Nhiều năm trước, các nhà quản lý, chính quyền đã đề xuất ý tưởng quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu dọc hai bên sông Đà, trong đó xác định sông Đà là điểm nhấn phát triển đô thị, dịch vụ, cảnh quan, môi trường, dọc hai bên bờ sông được quy hoạch hệ thống đường, cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước, giao thông đồng bộ, kết nối, tạo cảnh quan và điểm nhấn cho TP Hòa Bình. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau nên việc triển khai chưa thành hiện thực.

Mới đây, trong định hướng quy hoạch chung TP Hòa Bình xác định xây dựng tuyến phố đi bộ, chợ đêm Đà Giang dọc 2 bên ven sông Đà là điểm nhấn đô thị về đêm, tạo nét riêng cho TP Hòa Bình. Các ngành chức năng và chính quyền thành phố đang có định hướng, giải pháp xây dựng cảnh quan đô thị, dịch vụ ven sông Đà. Trên cơ sở đề xuất của các ngành chức năng và chính quyền thành phố, ngày 9/9/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1966/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm TP Hòa Bình. Theo đó, phạm vi thực hiện đề án bắt đầu từ đầu đường Hòa Bình (Chi cục Thủy lợi Hòa Bình) đi dọc đường đê Đà Giang, điểm cuối cầu Hòa Bình II, thuộc địa bàn phường Phương Lâm, phường Đồng Tiến. Việc thực hiện xây dựng mô hình kinh tế ban đêm trên địa bàn phường Phương Lâm và phường Đồng Tiến thí điểm từ năm 2022 - 2023, năm 2024 tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm làm căn cứ để phát triển mở rộng mô hình kinh tế ban đêm trên toàn thành phố giai đoạn tiếp theo. Đề án đặt mục tiêu, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ngành thương mại - dịch vụ, du lịch trong khu kinh tế ban đêm dự kiến tăng 20%/năm. Thu ngân sách địa phương dự kiến tăng 12%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng//năm. Đến năm 2023, doanh thu dịch vụ - thương mại tại khu kinh tế ban đêm đêm đạt 500 tỷ đồng/năm (chiếm 20 - 25% doanh thu dịch vụ - thương mại tổng hợp trên địa bàn 2 phường Phương Lâm và Đồng Tiến). Mục tiêu của đề án nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia kinh tế ban đêm cho 500.000 khách du lịch/năm. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch tăng lên, đối với khách nội địa là 1,5 ngày/khách, đối với khách quốc tế là 2 ngày/khách.

 Đề án cũng xác định phát triển kinh tế đêm nói riêng và phát triển du lịch nói chung tại TP Hòa Bình còn nhằm gìn giữ, phát huy và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc; nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sống vật chất, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần cho Nhân dân, trình độ quản lý; từ đó tạo ra nhiều việc làm cho xã hội; góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các khu du lịch phát triển, tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Mô hình kinh tế ban đêm của thành phố sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực: dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí; dịch vụ ăn uống, ẩm thực; dịch vụ mua sắm và tài chính. Quy hoạch tổ chức không gian cho mô hình kinh tế ban đêm gồm: Cổng chào vào khu phố đi bộ và kinh tế ban đêm ở hai đầu; khu vực sân khấu, tổ chức sự kiện; khu trung tâm mua sắm, các cửa hàng tiện ích, tài chính; khu ẩm thực; khu nhà hàng karaoke, quán bar, cafe; phố đi bộ đê Đà Giang.  Cơ sở vật chất đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và chỉnh trang tuyến phố đi bộ trong khu kinh tế ban đêm TP Hòa Bình: Chốt bảo vệ an ninh trật tự; nhà vệ sinh công cộng; thùng rác công cộng; bồn hoa trang trí tại dọc bờ tường bao đê; đèn led trang trí; phương tiện cứu hỏa; bãi đỗ xe tĩnh; Trung tâm thông tin hỗ trợ, chỉ dẫn và tiếp nhận phản ánh của du khách trong khu kinh tế đêm… Đây là thông tin vui cho cư dân thành phố cũng như du khách trong và ngoài tỉnh, từng bước hướng tới mục tiêu xây dựng TP Hoà Bình là trái tim của tỉnh, vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, là thành phố đô thị, du lịch dịch vụ; khám chữa bệnh, đào tạo, tài chính - ngân hàng với điểm nhấn là sông Đà, mang bản sắc riêng có, là nơi đáng sống của cư dân.


Lê Chung


Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục