(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có diện tích núi đá tương đối lớn và nhiều thung lũng, chân núi phù hợp phát triển cây lấy măng (tre gai, tre bát độ, bương, luồng…). Giá trị kinh tế của cây lấy măng đem lại không nhỏ. Ngoài khai thác cây trưởng thành để lấy gỗ nguyên liệu phục vụ xây dựng và gia dụng, việc khai thác măng còn mang lại giá trị cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình.


Công ty CP Kim Bôi (Lạc Thủy) chuyên chế biến các sản phẩm từ măng, tạo thuận lợi trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Các loại cây lấy măng được trồng rải rác tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trước năm 2008, toàn huyện có khoảng 18 ha tre bát độ, chủ yếu trồng tại vườn nhà của các hộ, mục đích để khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Đến hết năm 2021, toàn huyện có 155 ha cây lấy măng, trong đó, tre bát độ 18 ha, luồng 34,3 ha, bương 35,5 ha, tre gai 67,2 ha. Năng suất trung bình đạt 28,6 tấn măng tươi/ ha/năm, giống tre bát độ có năng suất cao nhất là 44,3 tấn măng tươi/ha/năm. Tổng sản lượng măng cả huyện đạt khoảng 3.942,7 tấn. Tuy nhiên, thực tế lượng măng khai thác hàng năm chiếm khoảng 30% tổng sản lượng, tương đương khoảng 1.183 tấn măng tươi các loại; giá bán trung bình 10.000 đồng/kg.

 Bên cạnh đó, Lạc Thủy còn có lợi thế rất lớn để phát triển cây lấy măng là trên địa bàn huyện có Công ty CP Kim Bôi, tại thị trấn Ba Hàng Đồi. Công ty chuyên chế biến các sản phẩm từ măng với công suất 1.400 tấn/năm. Năm 2021, sản lượng của công ty đạt 1.300 tấn. Hiện nay, công ty đang sản xuất 25 tấn sản phẩm các loại từ măng với giá bán trung bình 35.000 đồng/kg. Công ty có nhu cầu liên kết hình thành vùng nguyên liệu bền vững phục vụ xuất khẩu; đảm bảo thu mua nguyên liệu cho nông dân tại Lạc Thủy và các địa phương khác.

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Phát triển cây lấy măng đã giúp bà con trong huyện có việc làm và nâng cao thu nhập; gia tăng giá trị sản xuất. Đồng thời góp phần tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trồng cây lấy măng chủ yếu phát triển tự phát, quy mô nhỏ, chưa đầu tư thâm canh; chưa có liên kết giữa các hộ sản xuất. Tiêu thụ hầu hết không có hợp đồng, chưa hình thành liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Hiện, bà con chủ yếu bán măng ở dạng sơ chế, tiêu thụ tại các chợ nông sản trên địa bàn huyện nên còn bấp bênh. Huyện chưa xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm từ cây măng. 

Thị trấn Ba Hàng Đồi có diện tích trồng cây lấy măng lớn nhất huyện với 32,8 ha, gồm: tre bát độ 2,5 ha, luồng 3,5 ha, bương 16,2 ha, tre gai 10,6 ha. Cây lấy măng chủ yếu trồng tại các xóm của xã Thanh Nông (cũ). Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển cây lấy măng, song tại thị trấn vẫn chưa hình thành vùng trồng tập trung, mà phần lớn trồng tại vườn của các hộ và trồng ven sông, suối. Bà con chưa đầu tư chăm sóc. Sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ chế, tiêu thụ tại chợ, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

Để phát triển bền vững cây lấy măng, ngày 3/10/2022, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 15/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án phát triển cây lấy măng trên địa bàn huyện Lạc Thủy giai đoạn 2022- 2025. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện trồng mới 80 ha cây lấy măng, nâng tổng số diện tích lên 235 ha. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, quy hoạch vùng sản xuất trồng cây lấy măng nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai. Phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị các loại nông sản hàng hóa có lợi thế của huyện, gắn với xây dựng NTM. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ cây măng. Nâng cao trình độ sản xuất cho người dân, lựa chọn cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Dự kiến tổng kinh phí đầu tư trồng mới cây lấy măng trong 3 năm đầu trên 7 tỷ đồng.

 Thu Thủy

Các tin khác


Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Khu công nghiệp Nhuận Trạch

(HBĐT) - Kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch (Lương Sơn) mới đây, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo đưa KCN này là công trình dự án trọng điểm của tỉnh để tập trung chỉ đạo, xây dựng KCN Nhuận Trạch trở thành hình mẫu về phát triển hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế bền vững.

Hơn 700 đại biểu sẽ tham dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28/5 với sự tham gia của hơn 700 đại biểu.

Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt trên 671 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) trên địa bàn tỉnh đạt 88,2 tỷ đồng/4.559 lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ cho vay NS&VSMTNT đạt trên 671 tỷ đồng/38.451 khách hàng còn dư nợ.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 26/5, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, do ông Mario Ronconi, Vụ trưởng phụ trách Nam Á - Đông Nam Á tại Cục châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông thuộc Tổng cục Đối tác quốc tế làm trưởng đoàn, nhằm giới thiệu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như cơ hội hợp tác giữa Hoà Bình và Liên minh châu Âu. 

Tổng kết Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 26/5, tổ chức Helvetas, Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn CCRD phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tham dự có đại diện Liên minh Châu Âu, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành...

Phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2021 - 2023, sản xuất trồng trọt của tỉnh đạt được những kết quả tích cực; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với thị trường, phát triển bền vững. Quy mô sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, tăng hiệu quả sản xuất, năng suất lao động nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục