(HBĐT) - Không còn những con đường ám ảnh bùn đất sau những trận mưa lớn, giờ đây, đường về xã Hiền Lương rộng mở, sạch sẽ. Diện mạo nông thôn mới (NTM) xã vùng ven lòng hồ sông Đà khởi sắc với kinh tế trồng trọt kết hợp nuôi trông thủy sản, từ đó đời sống người dân dần cải thiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao.
Các tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Hiền Lương (Đà Bắc) được đầu tư nâng cấp, góp phần thúc đẩy giao thương, phát triển KT-XH địa phương.
Theo con đường bê tông ven lòng hồ đến với xóm Mơ, cách trung tâm xã gần 10 km. Theo chia sẻ của người dân, cách đây hơn 10 năm, muốn lên trung tâm xóm phải đi thuyền mất hàng giờ đồng hồ. Thời điểm bấy giờ, giao thông chủ yếu là đường đất lầy lội. Từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và Chương trình 135, hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư xây dựng. Đến nay, toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới và nước hợp vệ sinh đạt 100%. Các hộ đầu tư phát triển được trên 40 lồng cá. Nhiều hộ cải tạo vườn tạp trồng cây có giá trị kinh tế. Xóm có 2 hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, tiếp đón du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, trải nghiệm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán.
Anh Phạm Trung Kiên, Trưởng xóm Mơ cho biết: "Xác định được tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM, nhiều hộ đã hiến đất, đóng góp ngày công lao động mở rộng đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu. Nhờ đó diện mạo NTM khởi sắc, bà con phấn khởi lao động sản xuất, đoàn kết giúp nhau cùng giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XH.”
Năm 2019, Hiền Lương hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Có được thành quả này là nhờ xã bám sát các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, huyện để xây dựng kế hoạch cụ thể. Chủ động ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ từng thành viên; thành lập tổ giúp việc ban quản lý để chỉ đạo thực hiện tốt chương trình. Theo đó, tổng nguồn vốn đã huy động trong cả giai đoạn đạt 303,6 tỷ đồng, cụ thể, ngân sách T.Ư 108 tỷ đồng; ngân sách huyện 131,7 tỷ đồng; vốn lồng ghép 26,8 tỷ đồng; người dân đóng góp 8,6 tỷ đồng và các nguồn vốn khác…
Phát huy kết quả đạt được trong xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã Hiền Lương tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp có chiều sâu, bền vững; huy động hiệu quả nguồn lực của T.Ư và địa phương hướng tới hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao. Tính đến nay, xã hoàn thành 7/19 tiêu chí xây dựng NTM nâng cao. Cùng với kết quả trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, xã Hiền Lương tiếp tục phát triển mạnh lĩnh vực kinh tế. Toàn xã mở rộng diện tích cây ăn quả các loại gần 30 ha, trong đó có 18 ha cây có múi. Diện tích nuôi thủy sản đạt 4,1 ha với gần 400 lồng cá. Thu nhập bình quân ước đạt trên 40 triệu đồng/người/năm. Tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn được giữ vững, không phát sinh điểm nóng.
Đồng chí Xa Văn Đạm, Chủ tịch UBND xã Hiền Lương cho biết: "Xây dựng NTM nâng cao để tiếp tục nâng chất lượng đời sống của người dân, vì vậy, cấp ủy, chính quyền tăng cường tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của nhân dân trong xây dựng NTM. Xã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, huy động các nguồn lực, khơi dậy nội lực để duy trì chất lượng các tiêu chí. Tuy vậy, xã mong muốn tiếp tục được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thực hiện các tiêu chí khó. Dự kiến đến hết năm 2022, xã sẽ hoàn thành 8/19 tiêu chí NTM nâng cao. Đồng thời cố gắng trong thời gian sớm nhất sẽ hoàn thành toàn bộ các tiêu chí, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra”.
Đức Anh
(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.
(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.
(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.
Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.