(HBĐT) - Tết Nguyên đán đang đến gần, đây cũng là thời điểm thị trường tiêu thụ mạnh các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết. Nhằm chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình cung cầu, giá cả thị trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. 



Phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP Hoà Bình đã chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân. 

Theo thông tin từ Sở Công Thương, trước nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết, sở đã ra văn bản đề nghị các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh có kế hoạch dự trữ để đảm bảo nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân với giá hợp lý, chất lượng. Trong đó, các nhóm mặt hàng cần đảm bảo cung - cầu như: lương thực (gạo); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, rau, củ, quả tươi); thực phẩm chế biến (giò chả, nem, xúc xích); thực phẩm khô, thực phẩm công nghệ (đường, sữa, bánh kẹo, mứt, dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, nước chấm, bột canh, mì, phở khô); các nhóm hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán (mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát...); nhóm năng lượng (xăng, dầu, chất đốt).

Đồng chí Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương cho biết: Sở đã có kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay dự trữ hàng hoá thiết yếu để thực hiện bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá đến các khu dân cư, khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho người dân khu vực khó khăn, có thu nhập trung bình và thấp. 

Có đại lý bán hàng thiết yếu tại xóm Thang, xã Thạch Yên (Cao Phong), từ cuối tháng 11, chị Quách Thị Hằng đã nhập nhiều mặt hàng như bánh, mì tôm, dầu ăn, nước mắm, bia, nước ngọt để sẵn sàng cung ứng vào dịp Tết cho người dân trong xóm. Chị Hằng cho biết: Bà con ở đây nhiều hộ khá xa trung tâm, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy, vào dịp cuối năm, tránh để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá hoặc tăng giá, gia đình chủ động nhập hàng Tết, hàng thiết yếu từ sớm. 

Dịp Tết cũng là thời điểm nhu cầu hàng nông sản, thực phẩm tăng mạnh. Để đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023, ngành NN&PTNT phối hợp các huyện, thành phố theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch sản phẩm nông, lâm, thủy sản đúng thời vụ. Theo đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong thời gian tới, ngành đã có kế hoạch theo dõi sát sao diễn biến tình hình sản xuất các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, không để tình trạng tăng giá đột biến, có biện pháp bình ổn các mặt hàng; phối hợp chặt chẽ với các ngành đẩy mạnh công tác thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình. 

Để đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, lệ phí tại các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các đơn vị sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, hàng hoá là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá. Tăng cường theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường, nhất là tại các địa điểm tiêu thụ tập trung, nơi đông dân cư, không để xảy ra hiện tượng lợi dụng thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán để tăng giá dây chuyền, ảnh hưởng đến KT-XH và đời sống Nhân dân. Phối hợp tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, tăng cường lưu thông hàng hoá. Chủ động đề xuất các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp cần thiết để giữ ổn định thị trường, giá cả, đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH và ổn định đời sống Nhân dân. 


Đinh Hòa

Các tin khác


Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục