(HBĐT) - Năm 2022, mặc dù hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên, với việc duy trì tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu, hoạt động công nghiệp và xuất nhập khẩu đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.


Năm 2022, sản phẩm linh kiện điện tử tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp, 
xuất khẩu của tỉnh. (Ảnh chụp tại Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, KCN bờ trái sông Đà, TP Hòa Bình).

Theo Sở Công Thương, sự tăng trưởng mang tính chất bứt phá từ lĩnh vực công nghiệp, xuất nhập khẩu năm qua của tỉnh có sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt từ UBND tỉnh, cùng nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh. Chính nhờ đó, tình hình KT-XH có những chuyển biến tích cực; kinh tế tăng trưởng khá với tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 9,03%, vượt kế hoạch đề ra; GRDP bình quân đầu người ước đạt 66,7 triệu đồng/người, đạt kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 6.410 tỷ đồng, bằng 164% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 14% so với năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp trên toàn địa bàn ước tăng 16% so với năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 19%, ngành công nghiệp cung cấp nước sạch và xử lý rác thải tăng 3%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 41.626 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.437 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.097 triệu USD. Trong đó, nhóm hàng điện tử, thấu kính và dệt may tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với tốc độ tăng trưởng đạt gần 14%, đây đều là những con số cao nhất từ trước đến nay kể từ khi tái lập tỉnh.


Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel Việt Nam - Hòa Bình (KCN Lương Sơn) giải quyết việc làm cho trên 4.000 lao động địa phương.

Tại Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, khu công nghiệp (KCN) bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình) những ngày cận Tết Quý Mão 2023, hơn 700 công nhân hối hả trong các công đoạn gia công sản phẩm thấu kính xuất khẩu dùng cho máy ảnh chuyên dụng, camera cho ô tô, trong lĩnh vực y tế và các thiết bị theo dõi khác. Theo ông Nguyễn Long, phụ trách sản xuất, xuất nhập khẩu của Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, đến đầu tháng 12/2022, công ty đã sản xuất, xuất khẩu được trên 13 triệu USD, vẫn thấp hơn 2 triệu USD theo kế hoạch. Công ty đã tập trung nhân lực nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh đề ra.

KCN bờ trái Sông Đà những ngày cuối năm, nhiều doanh nghiệp tập trung cho hoạt động gia công, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu như: Công ty TNHH Sankoh với các sản phẩm linh kiện điện tử, Công ty TNHH may xuất khẩu GGS, Công ty TNHH MTV quốc tế Harico… với hàng nghìn công nhân trong lĩnh vực may mặc đáp ứng nhu cầu của các đối tác Hàn Quốc, Đài Loan cùng nhiều nước trong liên minh châu Âu…

Tại KCN Lương Sơn (Lương Sơn), nhiều doanh nghiệp tập trung hoàn thành kế hoạch xuất khẩu của năm như: Công ty may mặc của Tập đoàn Esquel - một trong những doanh nghiệp sớm đầu tư tại KCN Lương Sơn, từ khi đi vào hoạt động đến nay luôn có tăng trưởng về doanh thu, quy mô, năng lực sản xuất. Công ty HNT Vi Na (nay là Công ty Coasia CM ViNa) sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử; Công ty TNHH Minh Trung với thương hiệu cháo Bát Bảo nổi tiếng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; Công ty TNHH Doosung Tech Việt Nam sản xuất linh kiện điện thoại…

Theo đánh giá, cùng với việc tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách đã tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, tỉnh cũng đề ra và thực hiện nhiều giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp, xuất nhập khẩu. Vì vậy, năm 2022, các lĩnh vực công nghiệp và xuất nhập khẩu của tỉnh có sự tăng trưởng khá ở tất cả các khu vực như khối nhà nước, ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đây là khu vực quyết định đến tốc độ phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung.

Bên cạnh đó, năm 2022, tín hiệu đáng mừng về xuất khẩu các sản phẩm nông sản, hoa quả cũng cho thấy những nỗ lực trong xuất nhập khẩu của tỉnh như mía tím, bưởi đỏ Tân Lạc, nhãn Sơn Thuỷ (Kim Bôi)… xuất sang thị trường Anh quốc và EU.

Đánh giá khách quan, theo đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương, có được kết quả trên ngoài sự nỗ lực từ cộng đồng doanh nghiệp còn có sự chỉ đạo kịp thời từ UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chủ động nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do (FTA), cũng như cải cách thủ tục hành chính, tăng cường xúc tiến thương mại. Đồng thời, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng và đa dạng hóa phương thức kinh doanh thương mại điện tử, mua bán trực tuyến; tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo, tiếp cận công nghệ, kỹ thuật mới để cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp nhu cầu thị trường trong nước và phục vụ mục đích xuất khẩu, tạo ra thế mạnh cho ngành sản xuất công nghiệp, từ đó có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp và xuất nhập khẩu tăng nhiều trong một vài năm trở lại đây. Để nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề trên địa bàn liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm đào tạo đúng nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc tuyển dụng, đồng thời giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

Nhìn lại một năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với sự cố gắng vượt bậc, lĩnh vực công nghiệp và xuất nhập khẩu của tỉnh tiếp tục có sự phát triển, đóng góp lớn, quyết định đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động... Những kết quả đạt được trong năm qua là một bước tiến lớn, khẳng định công nghiệp, xuất nhập khẩu tiếp tục là nền tảng, động lực tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà những năm tới đây. 


Hồng Trung


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục