(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra (TT, KT) doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, quán triệt sâu sắc cho các lực lượng có chức năng TT, KT chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của sở, ngành, địa phương mình về mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi, phương thức, nguyên tắc hoạt động TT, KT và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ TT, KT nói chung; TT, KT doanh nghiệp nói riêng.

Trực tiếp chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch TT, KT theo đúng nội dung đã được phê duyệt, tránh trùng lặp, chồng chéo trong TT, KT đối với doanh nghiệp. Chỉ đạo Chánh Thanh tra cùng cấp phải làm tốt chức năng đầu mối, tổng hợp chương trình, kế hoạch TT, KT của các cơ quan thuộc quyền quản lý của sở, ngành và của huyện, thành phố; loại bỏ sự trùng lặp về nội dung, thời điểm, đối tượng TT, KT ngay từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch TT, KT để triển khai các cuộc thanh tra đã được phê duyệt; không lợi dụng, lạm dụng việc TT, KT để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

Gửi các quyết định TT, KT về Thanh tra tỉnh sau 5 ngày triển khai cuộc TT, KT để theo dõi, rà soát, xử lý trùng lặp; khi điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra phải có văn bản gửi Thanh tra tỉnh xem xét xử lý và cho ý kiến trước khi điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra. Trong quá trình TT, KT phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về nội dung, quy trình, thời hạn tiến hành thanh tra, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Sau TT, KT theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp khắc phục, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước.

Không tiến hành TT, KT quá một lần tại một doanh nghiệp trong một năm (trừ trường hợp thanh tra lại hoặc doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật và kiểm tra theo quy định việc thực hiện kết luận thanh tra). Khi kết thúc TT, KT tại doanh nghiệp phải có biên bản, kết luận TT, KT bằng văn bản về nội dung đã được TT, KT. Không để xảy ra việc có nhiều đoàn TT, KT của sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tại một doanh nghiệp trong một năm.

 Đối với các doanh nghiệp cần TT, KT về nhiều lĩnh vực, nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị phải phối hợp để tham mưu, báo cáo UBND tỉnh thành lập đoàn liên ngành nhằm giảm bớt số lượng các cuộc TT, KT; tránh việc nhiều đoàn cùng vào TT, KT tại một doanh nghiệp trong cùng một năm.

 Việc TT, KT đột xuất tại doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. Cơ quan tiến hành TT, KT đột xuất tại doanh nghiệp phải ban hành quyết định TT, KT và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời phải báo cáo Thủ trưởng cùng cấp và Thanh tra tỉnh biết, chỉ đạo. Không tùy tiện mở rộng phạm vi TT, KT vượt quá nội dung của quyết định TT, KT đột xuất; kết luận TT, KT phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm.

Đ.H (TH)


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Học tập và làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực

Từ coi trọng thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Lương Sơn đã giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, vấn đề từ thực tiễn đặt ra của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn

Ngày 17/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại huyện Yên Thủy và Lạc Sơn.

Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế tập thể

Những năm qua, các hợp tác xã (HTX) trong tỉnh không ngừng đổi mới, phát triển và có đóng góp tích cực vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh. Do vậy, việc khơi thông nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế tập thể (KTTT) nói chung được xem như một giải pháp trợ lực cho nền kinh tế của tỉnh phát triển.

Nông dân Kim Bôi hối hả vào vụ thu hoạch dưa

Thời điểm này, nông dân ở các xã của huyện Kim Bôi tất bật vào vụ thu hoạch các loại dưa. Hàng năm, cùng với canh tác cây màu, việc đầu tư trồng các loại dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, dưa bở... đã giúp bà con tận dụng được quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương.

Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục