(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.
Lãnh đạo UBND huyện Mai Châu trao Bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu "Rượu Mai Hạ” cho UBND xã Mai Hạ.
Rượu Mai Hạ được sản xuất chủ yếu và duy nhất ở xã Mai Hạ. Điểm đặc biệt nhất của rượu Mai Hạ là men rượu được người dân tự làm với phương thức riêng, qua nhiều công đoạn; nhiều loại nguyên liệu, thảo dược quý được nuôi trồng hoặc khai thác tại địa phương cũng là bí quyết riêng của các gia đình truyền lại cho con cháu để tạo nên hương vị đặc trưng mà không một nơi nào có được.
Sản phẩm rượu Mai Hạ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ CNNH số 444525, được UBND huyện Mai Châu xây dựng và công bố, ban hành bộ tiêu chí nhận biết chất lượng đặc thù cho sản phẩm; mẫu nhãn hiệu; bộ quy chế quản lý, phát triển CNNH rượu Mai Hạ và được lập phương án, chiến lược quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường theo kênh phân phối có hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm... nhằm thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác CNNH "rượu Mai Hạ, đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại cho sản phẩm...
Theo thống kê, hiện nay, xã Mai Hạ có khoảng 45 hộ nấu, sản xuất rượu Mai Hạ, trong đó tập trung chủ yếu ở làng nghề nấu rượu Mai Hạ tại xóm Chiềng Hạ với 30 hộ. Sản lượng bình quân mỗi tháng các hộ sản xuất gần 2.000 lít. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở địa bàn huyện. Ngoài ra đã được tiêu thụ tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đáng chú ý, rượu Mai Hạ ở một số cơ sở sản xuất đã được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.
Tại lễ công bố, UBND huyện Mai Châu đã trao bằng bảo hộ và CNNH "Rượu Mai Hạ” cho UBND xã Mai Hạ; trao giấy chứng nhận nhãn hiệu cho 30 cơ sở sản xuất rượu Mai Hạ tại làng nghề Chiềng Hạ.
P.V
(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp (DN), khách hàng lớn tham gia thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Điều này không chỉ giúp DN giảm chi phí đầu tư, mà còn góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện, nhất là trong mùa nắng nóng.
(HBĐT) - Nhận thấy trên thị trường sản phẩm rau, củ, quả không đáp ứng đủ nhu cầu, anh Bùi Hùng Bạo ở xóm Cò, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã vận động 20 hộ dân chung tay thành lập mô hình hợp tác xã (HTX) rau củ quả. Hoạt động của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết nhu cầu của người dân địa phương.
Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã đề ra những chủ trương lớn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, Nghị quyết Ðại hội XIII nêu rõ: phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.