(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
Người dân xã Đa Phúc (Yên Thủy) thu hoạch mía nguyên liệu, giá bán dao động từ 6.000 - 8.000 đồng/cây.
Gia đình ông Bùi Công Ơn ở xóm Ráng là một trong những hộ thành công từ trồng mía nguyên liệu, chủ yếu là giống mía siêu ngọt cung cấp cho các nhà máy trên địa bàn và vùng lân cận. Vụ mía này, tư thương thu mua tại vườn với giá trung bình 6.000 đồng/cây, có thời điểm 7.000 - 8.000 đồng/cây, tổng thu ước đạt trên 200 triệu đồng. Ông Ơn chia sẻ: "Giai đoạn 2015 - 2017 giá mía bấp bênh, sụt giảm còn khoảng 2.000 đồng/cây, có những thời điểm bán không ai mua. Tuy nhiên những năm gần đây, cây mía cung cấp cho các nhà máy đường và để ép nước được giá, tiêu thụ thuận lợi. Các hộ trồng mía trên địa bàn đã lựa chọn, tìm kiếm những giống mía đem lại sản lượng, năng suất ổn định. Với việc tích cực áp dụng tiến bộ KHKT vào khâu làm giống, giúp cây mía khỏe và sinh trưởng tốt hơn so với giống cũ. Chỉ mất tiền mua giống năm đầu tiên có thể lưu gốc trong 3 - 4 vụ tiếp theo”.
"So với những loại cây trồng phù hợp điều kiện địa phương thì mía nguyên liệu hay mía tím đều cho thu nhập ổn định, cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa, trồng cây màu. Đây là giống cây trồng chịu hạn tốt, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tiết kiệm được chi phí sản xuất” - ông Bùi Văn Tâm, xóm Ráng chia sẻ.
Theo rà soát, toàn xã Đa Phúc hiện có trên 500 ha mía với gần 200 hộ tham gia trồng. Trong đó, mía nguyên liệu diện tích khoảng 350 ha tại các xóm: Ráng (40 ha), Heo (50 ha), Nhuội (30 ha). Năm 2022, năng suất thu hoạch từ cây mía đạt 67 tấn/ha, sản lượng đạt trên 30.000 tấn. Tư thương ở khắp các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa và Hà Nội đến thu mua.
Theo chia sẻ của bà con, những cây mía đẹp thường cao hơn 2 m, da bóng trơn, dóng dài, có vị thơm ngọt. Để đảm bảo khung thời vụ trong năm, cây mía được trồng tập trung vào mùa xuân và mùa hè. Đây là thời điểm thích hợp để xuống giống bởi thời tiết ấm, đủ nắng và mưa cho cây phát triển tốt. Sau khi trồng khoảng 12 tháng cho thu hoạch. Quá trình trồng và chăm sóc cần đảm bảo đủ ánh sáng để cây phát triển tốt, cho lượng đường cao.
Xác định mía là cây trồng chủ lực giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo, trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Đa Phúc chỉ đạo các hội, đoàn thể phối hợp các ngành chức năng tăng cường tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT. Các hộ thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc để đạt năng suất cao nhất.
Đồng chí Bùi Văn Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Phúc cho biết: "Để cây mía tiếp tục phát triển hiệu quả và bền vững, xã tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp tục và mở rộng diện tích trồng mía đảm bảo theo đúng quy hoạch. Mong muốn chính quyền các cấp, các ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc, ứng dụng tiến bộ KHKT để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm. Tạo mối liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho các hộ trồng mía, đảm bảo giá thành ổn định. Qua đó hướng đến xây dựng cây mía là cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Đức Anh
(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.
(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.
Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.
(HBĐT) - Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn vừa giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 203/NQ-HĐND, ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công năm 2023 trên địa bàn huyện Đà Bắc.