Tại cuộc họp chiều 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo giải pháp xử lý hàng loạt vướng mắc tại các dự án cao tốc và ODA vùng ĐBSCL.

Chiều 8/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án đường cao tốc và triển khai vốn ODA vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố trong vùng.

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã báo cáo tình hình triển khai các dự án cao tốc, dự án ODA, những khó khăn, vướng mắc, nút thắt hiện nay, kiến nghị đề xuất một số cơ chế, chính sách phù hợp. Lãnh đạo các bộ, ngành cũng đã giải đáp, làm rõ và thống nhất một số giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án. 

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tạo đột phá về hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long vừa là yêu cầu khách quan của sự phát triển, vừa là mong muốn của nhiều thế hệ lãnh đạo, của người dân và doanh nghiệp qua nhiều thời kỳ. 


Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án cao tốc và triển khai các dự án ODA vùng ĐBSCL (Ảnh: TTXVN)

Tháng 5/2021, tại cuộc làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo 13 địa phương đã khẳng định quyết tâm tạo đột phá về hạ tầng giao thông cho vùng dù lúc đó chưa hình dung được hết các công việc phải làm, đặc biệt là chưa bố trí được nguồn vốn cho các dự án. Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, trong hơn 2 năm qua, nhiều dự án cao tốc trọng điểm đã được khởi công tại đồng bằng sông Cửu Long; nhiều dự án khởi công trước đây cũng được đẩy mạnh. Hiện nay, có 8 dự án cao tốc đang được triển khai, bảo đảm cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 với tổng chiều dài hơn 460 km, tổng mức đầu tư gần 95.000 tỷ đồng.

Thủ tướng đánh giá, việc triển khai các dự án còn một số khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu san lấp đắp nền đường, công tác quản lý dự án, năng lực của nhà thầu, nhà tư vấn, điều kiện thi công phức tạp. Thủ tướng nêu rõ, nút thắt lớn nhất của các dự án là bảo đảm nguồn vật liệu cát đắp; đề nghị vẫn khai thác tối đa những khu vực đang khai thác, đặc biệt 3 tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp cần cấp trực tiếp cho nhà đầu tư, nhà thầu theo các Nghị quyết của Chính phủ và đáp ứng yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý bảo đảm nguồn vật liệu cho các dự án trọng điểm, nghiên cứu nhanh việc sử dụng cát biển làm nguyên vật liệu đắp nền.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, nhất là Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố được giao làm cơ quan chủ quản dự án quyết liệt chỉ đạo, tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đầu tư; tập trung giải phóng mặt bằng còn lại, làm tốt công tác tái định cư cho người dân; triển khai các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường. Đặc biệt, không được để thiếu vật liệu; không được đội giá bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đối với một số dự án cụ thể, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương về tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục giao và khai thác mỏ vật liệu, cung cấp nguồn cát đi kèm thời hạn hoàn thành.

Với các dự án ODA, Thủ tướng cho biết còn nhiều dư địa để tiếp tục mở rộng, linh hoạt hơn trong việc vay vốn ODA bởi nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt theo Nghị quyết của Quốc hội giao. 

Thủ tướng đồng ý chủ trương vay ODA từ 6 đối tác phát triển lớn nhất (đã có cam kết) với mức vốn hơn 2,5 tỷ USD cho 16 dự án phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng ĐBSCL; đồng ý cấp phát 90% vốn cho các dự án này.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục