(HBĐT) - Đến hết năm 2021, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã cán đích nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa thực sự hoàn thiện tiêu chí số 2 về giao thông. Qua thống kê, toàn xã hiện còn 1,6 km đường giao thông nội đồng, 1,9 km đường ngõ xóm và 400 m đường dân sinh chưa được cứng hóa. Điều đó đã gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế của người dân.




Dù đã bỏ tiền ra xây kè kiên cố, tuy nhiên, sau 3 năm, tuyến đường giao thông nội đồng xóm Khụ, xã Bắc Phong (Cao Phong) vẫn chưa được thi công.

 
360 m2 đất làm đường đi qua vườn thanh long của gia đình ông Trần Văn Chi đã được hiến để làm tuyến đường giao thông nội đồng xóm Khụ. Tuyến đường có chiều dài 300 m. Tuy nhiên, sau 3 năm, tuyến đường đó vẫn chỉ là lối đi đầy cỏ dại.

Ông Trần Văn Chi ngán ngẩm chia sẻ: Đầu năm 2021, khi biết Nhà nước có chủ trương xây dựng tuyến đường trên, gia đình tôi cũng như các hộ dân rất vui mừng, phấn khởi. Đối với gia đình tôi, tuyến đường đi qua vườn, tôi đã sẵn sàng phá dỡ 2 hàng thanh long đang thời kỳ cho quả để có mặt bằng sạch cho địa phương thi công. Nếu không phá bỏ 2 hàng thanh long trên, mỗi năm, gia đình tôi cũng thu thêm được gần 10 triệu đồng. Thế nhưng, mọi sự cố gắng của chúng tôi không được đền đáp. Vào vụ thu hoạch, chúng tôi vẫn phải "tăng bo” xe máy để chở hàng hóa ra ngoài đường bán cho tư thương. Chẳng biết đến bao giờ tuyến đường mới được thi công?.

Gia đình ông Trần Văn Chi là 1 trong 17 hộ trên địa bàn xóm Khụ đã tham gia hiến 1.350 m2 đất nông nghiệp để làm tuyến đường trên. Tuyến đường đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân khi toàn bộ các hộ đã bàn giao đủ mặt bằng cho địa phương thi công công trình. Từ sự háo hức ban đầu, giờ đây, tuyến đường giao thông nội đồng lại là sự chạnh lòng của nhiều người dân.

Ông Phạm Ngọc Bé, trưởng xóm Khụ chia sẻ: Xóm chúng tôi có 114 hộ, 458 khẩu. Phần đa là các hộ dân sinh sống dọc quốc 6. Khi nhận được chủ trương cứng hóa tuyến đường nội đồng trong chương trình xây dựng NTM, bà con phấn khởi lắm. Chúng tôi đã huy động bà con đóng góp vật liệu, ngày công lao động tổng trị giá 30 triệu đồng xây kè 2 bên; thuê máy xúc giải phóng mặt bằng để sẵn sàng cho đơn vị thi công tiến hành làm đường. Cá nhân tôi đã 3 lần đưa lãnh đạo, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện đi khảo sát, đánh dấu các vị trí để tiến hành thi công. Song đến nay, mọi việc vẫn cứ "dậm chân tại chỗ”.

Qua thống kê, hiện xã Bắc Phong còn 1,6 km đường giao thông nội đồng trên địa bàn 5 xóm chưa được cứng hóa, bao gồm các xóm: Khụ, Tiềng, Dệ, Tiến Lâm và Bắc Sơn. Trong khi đó, năm 2023, địa phương cần phải củng cố và nâng cao các tiêu chí để đạt chuẩn NTM nâng cao. Về nội dung này, đồng chí Bùi Xuân Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Đến nay, xã Bắc Phong mới đạt 16/19 tiêu chí NTM nâng cao, trong đó, tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 12 về nghèo đa chiều còn chưa hoàn thiện. Đây đều là các tiêu chí khó. Về tiêu chí số 2, toàn bộ 1,6 km đường giao thông nội đồng, 1,9 km đường ngõ xóm và 400 m đường dân sinh đã được huyện phê duyệt kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. Hiện, chúng tôi chưa được phân bổ kinh phí nên chưa triển khai được. Mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao đối với chúng tôi còn khá gian nan.

Nhiều lần trong các cuộc tiếp xúc cử tri HĐND tỉnh, huyện, nội dung chậm thi công các tuyến đường giao thông nội đồng trên địa bàn xã Bắc Phong đã được đưa ra, song, vì lý do chưa có nguồn nên việc xây dựng tuyến đường giao thông nội đồng xóm Khụ cũng như ở 4 xóm còn lại trên địa bàn xã vẫn chưa được thực hiện. Do vậy, việc giao thương của người dân vẫn còn đó những trở ngại. Việc giải quyết trở ngại đó lại nằm ngoài tầm với của người dân.


MINH TUẤN 
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong)

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục