(HBĐT) - Phát triển đa dạng mô hình kinh tế, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT)... là những cách làm đã, đang được Hội Nông dân (HND) huyện Cao Phong tích cực triển khai hiệu quả. Qua đó giúp nhiều hội viên nông dân (HVND) phát huy thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.


Với sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Nông dân, nông dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) thành công với mô hình trồng cây ăn quả có múi. 

Được HND xã Tây Phong hỗ    trợ tập huấn kỹ thuật, kết nối giúp gia đình tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hộ hội viên Dương Văn Hải, phố Bằng đã xây dựng mô hình trồng cây ăn quả có múi và kinh doanh cửa hàng tạp hóa để nâng cao thu nhập. Ông Hải chia sẻ: Sự hỗ trợ của HND xã, huyện đã giúp gia đình phát triển được mô hình kinh tế ổn định, cho thu nhập khá. Đến nay, 0,5ha trồng cam và cửa hàng tạp hóa tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao  động, mức lương từ 5 - 6 triệu đồng/ người/tháng.

Thời gian qua, phong trào "Nông dân thi đua SX-KD giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" được các cấp HND huyện Cao Phong chủ động phối hợp các cấp chính quyền, địa phương triển khai thực hiện. Thông qua phong trào đã hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, quảng bá thương hiệu; đa dạng ngành nghề, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng tiến bộ KHKT, thúc đẩy SXNN theo chuỗi giá trị… Đồng thời, các cấp Hội tăng cường vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể; phối hợp các ngân hàng giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất; hỗ trợ nông dân xây dựng, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu nông sản…

Công tác đào tạo, dạy nghề cho nông dân được thực hiện theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập; tổ chức trên cơ sở khảo sát, đánh giá nhu cầu của HVND, tập trung dạy nghề tại các xã, thị trấn. Trong 5 năm (2018 - 2023), Hội đã trực tiếp và phối hợp tổ chức 12 lớp dạy nghề cho 356 lượt HVND về trồng trọt, chăn nuôi và may công nghiệp; 6 lớp dạy nghề ngắn hạn về trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản, thú y cho 200 lượt HVND. Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển 106 mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện của địa phương.

Nhằm đa dạng hóa nguồn vốn cho HVND vay đầu tư sản xuất, Hội tập trung thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp với các ngân hàng, tạo điều kiện cho nông dân nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. Hiện, với tổng dư nợ trên 521 tỷ đồng của 3 ngân hàng (Chính sách xã hội, Liên Việt, NN& PTNT), có trên 6.300 hộ HVND được vay vốn phát triển sản xuất. Ngoài ra, trong 5 năm qua, Hội giải ngân 18,11 tỷ đồng cho trên 600 lượt hộ HVND vay vốn. Qua đó giúp 64 lượt hộ nông dân tiếp cận, sử dụng hiệu quả nguồn vốn để phát triển sản xuất, vươn lên trở thành hộ khá, hộ giàu.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp HND huyện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giúp HVND phát triển kinh tế, giảm nghèo, hình thành một số vùng SXNN hàng hóa tập trung. Nhờ đó, giai đoạn 2018 - 2023, tỷ lệ nông dân có việc làm sau đào tạo trên địa bàn huyện đạt trên 87%; thu nhập bình quân 3,5 - 6 triệu đồng/ người/tháng; toàn huyện có 10.798 lượt hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SX-KD giỏi các cấp, bằng 53% số hộ đăng ký. Đến nay, toàn huyện có 10 sản phẩm OCOP. Nhiều sản phẩm nông sản của địa phương từng bước khẳng định thương hiệu với người  tiêu dùng.

Chia sẻ về định hướng hoạt động trong thời gian tới, đồng chí Võ Thành Tiến, Chủ tịch HND huyện Cao Phong cho biết: Nhằm hỗ trợ tối đa cho nông dân, HND huyện sẽ chủ động phối hợp với chính quyền, các đơn vị liên quan tổ chức thêm nhiều hoạt động phát triển sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế điểm, vận động HVND tích cực tham gia xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, đặc biệt là tăng cường giúp đỡ hộ HVND ở các xã khó khăn. Đồng thời, Hội tiếp tục phối hợp tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho HVND, góp phần gia tăng thu nhập, tạo đời sống ổn định cho hội viên, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH ở địa phương…


Thu Hằng


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục