(HBĐT) - Vài năm gần đây, ngành công nghiệp (CN) có thêm những động lực mới để phát triển xứng tầm, đóng vai trò dẫn dắt các ngành kinh tế khác và góp phần đắc lực vào sự phát triển chung của tỉnh.


Khu công nghiệp Quang Tiến (TP Hòa Bình) được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm tăng sức hút đối với doanh nghiệp.

Tại huyện Lạc Thủy, trọng tâm phát triển CN được xác định là các khu, cụm công nghiệp (CCN). Hiện nay, huyện có 6 xã, thị trấn thuộc vùng động lực của tỉnh (gồm 2 thị trấn là Chi Nê, Ba Hàng Đồi; 4 xã: Phú Thành, Phú Nghĩa, Yên Bồng, Đồng Tâm); tổng diện tích đất CN được phê duyệt quy hoạch chi tiết khoảng 141 ha. Huyện đã chủ động rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển các khu, CCN đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển các khu, CCN của tỉnh đến năm 2030 và tích hợp vào quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, quy hoạch vùng huyện Lạc Thủy đến năm 2040 đã được UBND tỉnh phê duyệt, hứa hẹn tạo thêm những động lực mới cho vùng kinh tế động lực có sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới, đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của tỉnh.

Trên phạm vi toàn tỉnh, sự phát triển của các khu, CCN đã tạo thêm động lực cho phát triển CN, bám sát Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển CN quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện, toàn tỉnh có 8 KCN với diện tích trên 1.500 ha; 15 CCN với diện tích trên 700 ha; đang quy hoạch mới 3 KCN với diện tích trên 1.200 ha. Dự kiến đến năm 2025 nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích các KCN đạt trên 80%, diện tích các khu, CCN chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Cùng với nỗ lực mở rộng diện tích, tỉnh chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, CCN bằng cách triển khai đồng bộ giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong xúc tiến đầu tư và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN. Hiện, trong 740 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách, các KCN thu hút được 107 dự án. Riêng tháng 7/2023, doanh thu của doanh nghiệp trong các KCN đạt khoảng 1.900 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 70 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 7/2023, doanh thu ước đạt 13.103,8 tỷ đồng, đạt 59,56% kế hoạch năm; giá trị xuất khẩu đạt 492,04 triệu USD, đạt 63,9% kế hoạch năm. Các doanh nghiệp giải quyết việc làm mới cho trên 800 lao động.

Trao đổi về định hướng thu hút đầu tư của tỉnh thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tỉnh ưu tiên thu hút các dự án CN sản xuất các sản phẩm chủ lực tham gia hiệu quả và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, như: Dự án sản xuất, chế tạo linh kiện và thiết bị điện, điện tử; cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị và gia công kim loại; dự án có hàm lượng chất xám cao, tạo giá trị gia tăng lớn và không tiêu tốn tài nguyên, năng lượng cũng như không gây ô nhiễm môi trường; chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp với từng vùng nguyên liệu rừng trồng... Trong nỗ lực thúc đẩy ngành CN phát triển xứng tầm, tỉnh thu hút đầu tư theo hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng thu hút và    phát triển các ngành CN công nghệ cao, CN chế tạo, hỗ trợ, CN vật liệu xây dựng có sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu. Đặc biệt, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Thống kê đến nay, toàn tỉnh có 450 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Đáng ghi nhận là CN chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng khá cao với trên 68% giá trị sản xuất, chiếm gần 40% giá trị tăng thêm của toàn ngành. Như vậy, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành CN được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng CN khai thác, tăng tỷ trọng CN chế biến, gắn phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là diễn biến tạo thêm động lực để tỉnh đẩy mạnh phát triển CN-TTCN trong giai đoạn 2021 - 2025.

Ghi nhận trong vài năm gần đây, quy mô sản xuất CN của tỉnh liên tục được mở rộng, kết quả sản xuất CN duy trì nhịp độ tăng trưởng khá. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.600 cơ sở CN-TTCN. Giá trị tăng thêm ngành CN bình quân hàng năm ước tăng 8,38%. Chỉ số sản xuất CN bình quân tăng 6,78%/năm. Cơ cấu CN chuyển dịch theo đúng định hướng, giảm dần tỷ trọng CN khai khoáng và tăng nhanh tỷ trọng CN chế biến, chế tạo. Ngành CN sản xuất điện, phân phối điện, CN chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn ngành CN.

Trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, CN được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực. Riêng giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu phát triển CN-TTCN phải trở thành động lực của nền kinh tế và có vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác; phấn đấu đến năm 2025, nâng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh như chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Khánh An

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục