(HBĐT) - Theo kế hoạch giao vốn giai đoạn 2022 - 2023, tổng kinh phí thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTGQ) của tỉnh gồm: giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được giao trên 2.188 tỷ đồng. Để giải ngân đạt 100% nguồn vốn theo Công văn số 555/TTg-QHĐP, ngày 16/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy triển khai thực hiện 3 CTMTQG là thách thức lớn đối với tỉnh Hoà Bình. Trước thực tế đó, UBND tỉnh đã thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai các chương trình, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp, đẩy nhanh tiến độ đảm bảo thực hiện giải ngân đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác khảo sát mô hình phát triển kinh tế có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia tại xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi).

Theo báo cáo của UBND tỉnh, trên cơ sở quyết định phân bổ vốn của T.Ư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố phối hợp thống nhất, xây dựng phân bổ vốn trên cơ sở nguyên tắc tiêu chí, định mức vốn và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương đã được HĐND tỉnh thông qua.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, tiến độ triển khai các CTMTQG trên địa bàn chậm, tỷ lệ giải ngân đạt thấp, trong đó, hầu hết các huyện, thành phố và các sở, ngành làm chủ đầu tư đang tập trung giải ngân vốn chuyển nguồn năm 2022, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư vốn năm 2023. Cụ thể, tính đến cuối tháng 7, CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải ngân đạt 24,22% vốn đầu tư phát triển và 31,6% vốn sự nghiệp theo kế hoạch (bao gồm vốn từ năm 2022 chuyển sang). CTMTQG xây dựng NTM giải ngân được 47.479/306.621 triệu đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 15% (bao gồm vốn năm 2022 chuyển tiếp và vốn năm 2023); vốn sự nghiệp giải ngân được 7.163/53.333 triệu đồng, đạt 13%. CTMTQG giảm nghèo bền vững tiếp tục hoàn thiện các thủ tục giải ngân xây dựng các công trình theo kế hoạch phân bổ vốn chi tiết.

Đánh giá về nguyên nhân giải ngân nguồn vốn chậm chủ yếu do quá trình triển khai các chương trình còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách từ T.Ư, hiện tiếp tục rà soát theo các hướng dẫn mới được ban hành. Bên cạnh đó, nhiều vướng mắc do yếu tố chủ quan của tỉnh như việc thực hiện phân bổ vốn CTMTQG xây dựng NTM theo Nghị quyết số 182 của HĐND tỉnh quy định thì định mức, tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương hiện nay quá cao, dẫn đến khó thực hiện. Ngoài ra, nhiều dự án phải thực hiện thủ tục chuyển đổi rừng, đất rừng đã kéo dài thời gian thực hiện.

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh cho biết: Tháo gỡ những vướng mắc từ cơ sở, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&ĐT phối hợp các sở, ngành khẩn trương xây dựng Nghị quyết điều chỉnh Nghị quyết số 182 của HĐND tỉnh quy định về mức hỗ trợ sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển (nguồn vốn ngân sách T.Ư và vốn đối ứng ngân sách địa phương) thực hiện một số công trình, dự án trong CTMTQG xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Đối với việc chuyển đổi rừng và đất rừng khi thực hiện các dự án, UBND tỉnh đang đốc thúc Sở NN&PTNT khẩn trương hoàn thành điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, trong đó sẽ bổ sung danh mục, diện tích rừng, đất rừng có liên quan đến thực hiện các dự án thuộc CTMTQG.

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện các CTMTQG, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ cho biết: Mới đây, UBND tỉnh ban hành các công văn chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG. Trong đó, cập nhật, nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của T.Ư, các bộ, ngành, nhất là Nghị quyết số 88/NQ-CP, ngày 8/6/2023 của Chính phủ, Công văn số 555/TTg-QHĐP, ngày 16/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện. Các địa phương tiếp tục rà soát, bám nắm tiến độ các dự án, tình hình giải ngân vốn để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, đối với các công trình, dự án có dư địa giải ngân ưu tiên giải ngân trước, không để chờ vốn. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin hai chiều giữa cơ quan thường trực 3 chương trình cấp tỉnh với cấp huyện để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các thủ tục đầu tư.

Bên cạnh đó, rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các CTMTQG để tham mưu, đề xuất tỉnh giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, sớm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn được giao. Phân tích, làm rõ nguyên nhân các dự án chậm tiến độ; thuận lợi, khó khăn trong áp dụng các văn bản hướng dẫn của cấp trên ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ từng CTMTQG để có giải pháp tháo gỡ và báo cáo bộ, ngành xử lý những nội dung vượt thẩm quyền. Đặc biệt, cần có cơ chế huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước khi thực hiện các dự án nằm trong CTMTQG. Ưu tiên nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình trên địa bàn xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các nội dung dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc các CTMTQG.

Phương Linh


Các tin khác


60 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm

Chiều 8/12, tại huyện Cao Phong, Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và 60 doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh.

Các dự án điện gió đóng góp gì cho kinh tế Đắk Nông?

Các dự án điện gió ở Đắk Nông khi hoàn thành sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia trên 1 tỷ kWh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Huyện Yên Thủy tăng cường thu ngân sách nhà nước

Năm 2023, UBND tỉnh giao chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) cho huyện Yên Thủy là 65,2 tỷ đồng, trong đó thu từ thuế, phí và các khoản thu khác 55,2 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất (SDĐ) 10 tỷ đồng. HĐND huyện giao chỉ tiêu thu ngân sách 180 tỷ đồng, trong đó thu từ thuế, phí và thu khác (không tính tiền SDĐ) 55,9 tỷ đồng, thu tiền SDĐ 124,1 tỷ đồng.

Việt Nam tăng cường quảng bá sản phẩm dệt may tại Ấn Độ

Trung tâm xúc tiến và Tổ chức hội chợ Worldex dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương và Bộ Dệt may Ấn Độ đã tổ chức Hội chợ dệt may Nam Á 2023 (Intex South Asia) tại Trung tâm triển lãm IICC, thủ đô New Delhi, Ấn Độ từ ngày 7-9/12.

Đối thoại chính sách phát triển hợp tác xã phi nông nghiệp 

Ngày 7/12, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách phát triển hợp tác xã lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2023. Tham dự có đại diện lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh, các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, GTVT, LĐ-TB&XH, Cục Thuế tỉnh, Ban Dân tộc... và các HTX phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư ngoại

Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, song Việt Nam đang thể hiện tốt hơn hầu hết các quốc gia khác nhờ nới lỏng dần chính sách tiền tệ như giảm lãi suất, cắt giảm thuế và mở rộng đầu tư chi tiêu công. Đây cũng là lý do Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư ngoại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục