(HBĐT) - Dòng chảy của sông Đà tồn tại cùng biết bao thế hệ con người Hoà Bình. Không chỉ góp phần tạo ra nguồn điện hoà vào điện lưới quốc gia, thu hút khách du lịch bởi giá trị lịch sử và cảnh quan hùng vĩ, từ vùng hồ sông Đà, những sản phẩm thuỷ sản chất lượng đã được xây dựng thành món quà OCOP chứa đựng những tinh hoa, giá trị của sản vật và cả tâm huyết của người sản xuất.


Các lồng cá của Cường Thịnh Fish được khử trùng bằng vòi xịt hoặc vôi bột để đảm bảo vệ sinh, giúp đàn cá sinh trưởng tốt.

Công ty TNHH XD&DV Cường Thịnh là đơn vị tiên phong nuôi cá lồng theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh. Từ tháng 3/2013, công ty đã đầu tư vào lĩnh vực thủy sản với thương hiệu Cường Thịnh Fish, tập trung nghiên cứu, đầu tư và khai thác thủy sản tại lòng hồ sông Đà. Với quy mô ban đầu 20 lồng, đến nay, công ty phát triển khoảng 250 lồng cá đạt tiêu chuẩn VietGAP với những loại cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao như: lăng, dầm xanh, ngạch, trắm đen và   các loại cá thương phẩm rô phi, diêu hồng, cá chép… Mỗi năm, Cường Thịnh Fish đều tham gia Tuần lễ cá sông Đà tại hệ thông siêu thị lớn nhằm quảng bá sản phẩm đặc sản của tỉnh, qua đó kết nối các doanh nghiệp chăn nuôi cá với hệ thống phân phối thực phẩm an toàn trên cả nước. Trong hành trình 10 năm qua, thương hiệu "Cá sông Đà - Cường Thịnh Fish" đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường bởi chất lượng ưu việt. Sản phẩm của Cường Thịnh Fish hiện đã "phủ sóng" tại các siêu thị Big C, Winmart, Lottemart…

Trong các sản phẩm của Cường Thịnh Fish, nổi bật nhất với 2 sản phẩm chất lượng cao đã được UBND tỉnh đánh giá bằng chứng nhận OCOP 4 sao năm 2019, đó là sản phẩm cá lăng đen sông Đà file và cá rô phi sông Đà file. 2 sản phẩm này chiếm khoảng 30% sản lượng. Chị Bùi Thị Lưu, người chăm sóc các lồng cá tại Cường Thịnh Fish cho biết: Trung bình mỗi lồng sẽ thả 4.000 - 5.000 con cá giống. Sau 3 tháng tách đàn sang bè khác với số lượng 1.000 con/lồng. Vào 17 giờ hàng ngày, cá được cho ăn hỗn hợp cám. Thức ăn chủ yếu là cỏ và hỗn hợp cám được chế biến từ cá tép phơi khô nghiền nhỏ nên chất lượng thịt cá thơm ngon và săn chắc. Do lượng nước ở lòng hồ sạch, lại tuần hoàn tự nhiên nên cứ 8 - 10 ngày mới phải khử trùng hệ thống lưới trong lồng bằng vòi xịt hoặc vôi. Sau 3 năm, cá có thể đạt trọng lượng 10 - 15 kg đối với cá trắm đen, 5 - 10 kg đối với cá lăng. 

Ông Phạm Văn Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Cường Thịnh chia sẻ: Để từng bước đưa Cường Thịnh Fish trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam trong lĩnh vực nuôi cá nước ngọt, ngay từ những ngày đầu, công ty xây dựng các sản phẩm cá sông Đà đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN, VietGAP... giúp đem đến cho khách hàng những con cá sạch, ngon, có chất lượng vượt trội, đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Bên cạnh chủ động đầu tư mô hình quy chuẩn, theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất TCVN, VietGAP…, Cường Thịnh Fish còn chia sẻ hợp tác với các HTX, hộ gia đình trong từng công đoạn con giống, thức ăn, quy trình chăm sóc và đặc biệt là bao tiêu đầu ra. Qua đó góp phần tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân vùng hồ. 

Với chiến lược đưa cá sông Đà trở thành sản phẩm xuất khẩu ngang tầm cá tra và cá basa trong thời gian gần nhất, đẩy thương hiệu cá sông Đà lên tầm cao mới. Theo đó, năm 2019, bản ghi nhớ kết nối, đưa sản phẩm OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP với Bộ Công Thương là thành tựu đưa cá sông Đà trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam của Cường Thịnh Fish. Việc ký kết bản ghi nhớ hợp tác đánh dấu bước tiến mới của Cường Thịnh Fish trong mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, đưa nguồn thủy sản tươi sạch, chất lượng đến người tiêu dùng.

Thu Hằng

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục