Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã và đang tích cực ứng dụng các dịch vụ điện trên nền tảng số nhằm giúp khách hàng có thể đăng ký và sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Qua đó tăng cường sự minh bạch, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng.



PC Hòa Bình hướng dẫn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt.

Đến nay, PC Hòa Bình đã hoàn thành cấp điện cho hơn 269 nghìn khách hàng trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, công ty đã triển khai nhiều giải pháp để từng bước chuyên nghiệp hóa công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng. Trong đó, vấn đề thu tiền điện được tập trung cải tiến theo hướng đổi mới, tiện lợi với nhiều hình thức thanh toán tiền điện mới, như: trích nợ tự động tài khoản; thanh toán qua internet banking/mobile banking/ví điện tử; thanh toán tại phòng giao dịch các ngân hàng (tiền mặt hoặc chuyển khoản); thanh toán tiền mặt tại các điểm thu tiện dụng như siêu thị, cửa hàng của các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, để thống nhất hình thức duy nhất là thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt một cách đồng bộ trong toàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do đa số khách hàng sử dụng điện sinh sống tại khu vực nông thôn, miền núi. Tại các khu vực này, người dân vẫn còn thói quen dùng tiền mặt, ngại tiếp xúc công nghệ để chuyển sang hình thức thu nộp tiền điện mới.

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Để khắc phục khó khăn, PC Hòa Bình đã vận động 100% cán bộ, công nhân viên, người lao động trong toàn công ty hưởng ứng và sử dụng hình thức thanh toán tiền điện mới. Đồng thời phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Đặc biệt, công ty đã ký hợp đồng hợp tác, ủy quyền thu tiền điện với các tổ chức trung gian, như Viettelpay, Bankplus, ECPay, Zalopay; thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, trên Website cskh.npc.com.vn. Cùng với đó, PC Hòa Bình phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh như: Vietcombank, Viettinbank, Agribank, BIDV để triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện. Theo đó, khách hàng sử dụng điện có thể thanh toán tiền điện mọi lúc, mọi nơi dưới nhiều phương thức như: trích nợ tự động tài khoản; thanh toán qua Internet Banking/Mobile banking và tại phòng giao dịch các ngân hàng thông qua hình thức chuyển khoản… 

Với những giải pháp đó, đến nay, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đạt trên 72%. Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: PC Hòa Bình nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu 100% khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt. Để hoàn thành mục tiêu này, công ty tiếp tục tăng cường chỉ đạo các Điện lực trực thuộc lập kế hoạch triển khai phát triển khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt theo từng tháng, quý, năm. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương và các đối tác thu hộ tiền điện tích cực vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về các lợi ích khi sử dụng các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, PC Hòa Bình sẽ tiến tới xóa bỏ dịch vụ thu tiền điện bằng tiền mặt tại các quầy thu dịch vụ điện. Tiếp tục giao chỉ tiêu và gắn trách nhiệm phát triển khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đến từng Điện lực. Đặc biệt, đối với khách hàng phát triển mới, PC Hòa Bình sẽ hướng dẫn, khuyến khích khách hàng đăng ký thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt qua ngân hàng...


Viết Đào


Các tin khác


Những mô hình giúp nông dân thoát nghèo

Trong những năm gần đây, phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đang tạo ra bước chuyển nhanh trong quá trình xóa đói, giảm nghèo, từ đó hình thành nhiều hợp tác xã (HTX) sản xuất có hiệu quả cao. Những mô hình HTX này đang là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

Tập huấn áp dụng Mô hình thông tin công trình trong hoạt động xây dựng

Ngày 23/2, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức tập huấn áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng.

Đậm đà mật ong Văn Nghĩa

Những năm gần đây, nghề nuôi ong tại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm mật ong được xếp hạng OCOP 3 sao có chất lượng cao, khẳng định uy tín, được ưa chuộng trên thị trường, trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trong xã.

Thị trường hàng hóa ổn định sau Tết Nguyên đán

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đến thời điểm này, các siêu thị, chợ truyền thống, hầu hết các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại. Theo đánh giá của ngành chức năng, nguồn cung hàng hóa cho thị trường khá dồi dào, giá bình ổn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Sớm triển khai đầu tư Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh theo chuẩn cao tốc

Dự án Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh cần được đầu tư theo chuẩn cao tốc và sớm triển khai để mở ra cơ hội phát triển vùng Đông Nam Bộ. Nội dung này vừa được nêu tại cuộc họp giữa Bộ Giao thông vận tải với các địa phương liên quan về tình hình triển khai dự án, diễn ra chiều 22/2 tại TP Hồ Chí Minh.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh

Chiều 22/2, đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam do các đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Thống đốc NHNN Việt Nam; Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam dẫn đầu đã đến thăm, động viên, định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm với NHNN chi nhánh tỉnh Hòa Bình và các tổ chức tín dụng (TCTD). Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục