Khu tái định cư bao năm vẫn bỏ không.

Khu tái định cư bao năm vẫn bỏ không.

(HBĐT) - Ngày 16/1/ 2006 UBND tỉnh thu hồi trên 17,6 ha đất cho Công ty công nghiệp tàu thủy và xây dựng Sông Hồng (Thành phố Hà Nội) xây dựng nhà máy đóng tàu Hòa Bình tại xóm Mới, xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Đã quá 4 năm, dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện.

 

Trước mắt chúng tôi là địa điểm của nhà máy đóng tàu ở xóm Mới. Đây được coi là địa điểm “đắc địa” của xã Thung Nai cũng như trên vùng lòng hồ Hòa Bình. Nhưng giờ đây, nhiều chỗ cỏ mọc ngập đầu. Hiện chỉ có một nhà sàn với biển hiệu Công ty cổ phần đầu tư Vinashin - Hòa Bình và mấy chiếc ca nô bỏ không. Ngay giữa khu đất là vài chiếc chòi nghỉ mát lợp lá cọ, dưới có bộ ghế đá ngồi chơi. Ông Bùi Văn Nhàn, Phó Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết: Từ ngày thu hồi đất đến nay, nhà máy chỉ xây tường rào, nhà kho và làm vài cái chòi, còn lại vẫn chưa làm gì đến xây dựng nhà máy. Xã có 24 hộ phải di dời để giải phóng mặt bằng xây dựng nhà máy. Đến nay đã di dời được 23 hộ. Còn hộ ông Quách Công Lộc không chịu nhận tiền đền bù vì lý do giá đền bù thấp. Chủ đầu tư đã xây dựng khu tái định cư cho 23 hộ, nhưng không hộ nào vào ở vì chưa có điện và chưa phân lô. Các hộ phải tự mua đất ngoài khu tái định cư làm nhà từ 2-3 năm nay.

 

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Về giải phóng mặt bằng, ngoài vướng nhà ông Lộc, còn lại một số hộ thắc mắc về thủ tục. Diện tích đã giải phóng có thể giao được cho chủ đầu tư. Còn khu tái định cư có tổng mức đầu tư gần 3 tỷ đồng được thực hiện trên diện tích gần 2ha. Tính ra mỗi hộ được khoảng trên 400m2 đất. Hiện nay tuy đã có nước nhưng vẫn chưa có điện.

 

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Hành ở xóm Mới. Gia đình ông là một trong những hộ di dời xây dựng nhà máy đóng tàu. Căn nhà cao và rộng. Ông cho biết: Gia đình tôi có 4 người, kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp trồng lúa và trồng cây ăn quả. Trước đây, gia đình tôi có 1.583 m2 đất, nhà ở và 400 m2 ruộng để sản xuất. Sau khi được đền bù gần 200 triệu đồng, vợ chồng tôi lấy tiền đền bù mua đất và xây căn nhà này. Khu tái cư vẫn chưa có điện và nguồn nước thiếu nên cũng không muốn vào. Không có đất gần nhà, gia đình tôi lên đồi trồng ngô, sắn. Mỗi lần đi làm về qua khu nhà cũ, thấy đất để bỏ hoang cỏ mọc, tiếc quá mà không làm sao được. Trước đây, chúng tôi hi vọng xây dựng nhà máy thì Thung Nai sẽ trở thành điểm du lịch đẹp để kinh tế phát triển, những người bị thu hồi đất mở cửa hàng hoặc xin được việc gì đó thì đời sống sẽ khá lên. Không ngờ… Anh Bùi Hồng Vui ở xóm Mới cho biết: Gia đình tôi có 6 khẩu, kinh tế phụ thuộc vào 2.100m2 vườn và ruộng. Được tiền đền bù, tôi ra mua đất và làm nhà ở. Không có đất sản xuất, cả nhà phải đi ra bến Thung Bai bốc vác.

 

Qua tìm hiểu được biết, hầu hết những hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng cho nhà máy đóng tàu trước đây đều sống bằng nông nghiêp. Vườn, đất, nhà cửa của họ đã nhường lại cho dự án. Họ mong muốn đất của mình nhượng lại được sử dụng đúng mục đích, không lãng phí, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.  

 

                                                                            Việt Lâm

 

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục