Giải ngân vốn FDI trong 5 tháng đầu năm tăng đột biến.

Giải ngân vốn FDI trong 5 tháng đầu năm tăng đột biến.

5 tháng đầu năm nay, tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tạo điểm nhấn trong “bức tranh” thu hút đầu tư.

 

Lượng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 7,5 tỉ USD, trong khi lượng vốn giải ngân đạt tới 4,5 tỉ USD. Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) cho biết: Đáng chú ý, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã vươn lên trở thành lĩnh vực thu hút vốn mạnh nhất trong các tháng đầu năm nay, cho thấy dòng vốn đầu tư không những phục hồi, mà đã có sự chuyển dịch tích cực.

Lượng vốn thực hiện tăng tốc

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng FIA - con số FDI giải ngân đưa vào thực hiện của các dự án đầu tư từ đầu năm đến nay đã tăng lên rõ rệt, đặc biệt là trong tháng 5, giải ngân vốn FDI đã tăng thêm 1,1 tỉ USD, nâng tổng mức giải ngân FDI của 5 tháng đầu năm lên mức 4,5 tỉ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Như vậy tính bình quân mỗi tháng, giải ngân FDI đạt khoảng 900 triệu USD, mức khá cao so với cùng kỳ các năm trước.

Sau giai đoạn ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các dòng vốn đầu tư ít nhiều có biến động, năm 2010 được đánh giá là năm phục hồi của dòng vốn này. 5 tháng đầu năm nay, mặc dù chưa thể lấy được phong độ như các năm trước khủng hoảng, song dòng vốn FDI thu hút mới đã hứa hẹn nhiều khởi sắc.

Trong 5 tháng, đã có 360 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn cam kết đầu tư đạt trên 7,1 tỉ USD, tăng tới 40% so với cùng kỳ 2009. Trong khi số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư tăng thêm lại sụt giảm. Tháng 5 chỉ có 15 dự án đăng ký tăng thêm vốn với tổng giá trị cam kết đầu tư đạt 78 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm, có khoảng 107 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 403 triệu USD, chỉ bằng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng lượng vốn cả cấp mới và tăng thêm trong 5 tháng 2010 là 7,5 tỉ USD, bằng 77% so với cùng kỳ 2009. Tuy nhiên, theo ông Hoàng, đã có sự chuyển dịch tích cực về lĩnh vực thu hút đầu tư. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đã thu hút thêm nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư với 127 dự án, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 2,55 tỉ USD, chiếm 33,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng xuống vị trí thứ ba với 1,283 tỉ USD vốn thu hút mới, chiếm 17% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đáng chú ý, trong số các dự án vào lĩnh vực công nghiệp, có nhiều dự án lớn thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp điện, sắt xốp được cấp phép như: Dự án Cty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư 2,1 tỉ USD; Cty sắt xốp Kobelco VN tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD; 2 dự án của Cty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD và Cty TNHH Posco SS - Vina với tổng vốn đầu tư 620 triệu USD đều tại Bà Rịa - Vũng Tàu...

Cần có chiến lược thu hút vốn

Mặc dù có nhiều dấu hiệu lạc quan, song các chuyên gia về đầu tư nhận định sau khủng hoảng, các luồng vốn đầu tư đang chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia thu hút đầu tư, và VN cũng không là ngoại lệ.

GS-TSKH Nguyễn Mại nhận xét: Cần cách tiếp cận mới trên nhiều bình diện về cả chính sách thu hút vốn đầu tư; cơ cấu các lĩnh vực thu hút, đối tác đầu tư cũng như việc phải cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư để tạo đột phá về nguồn lực này.

Cụ thể để giải bài toán nâng cao hiệu quả đầu tư, chính sách nâng cấp FDI phải được coi là định hướng quan trọng nhất trong giai đoạn tới. Chất lượng dự án được đo bằng mức độ phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước, của từng vùng lãnh thổ và từng địa phương. Thay vì thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động, việc thu hút tới đây cần chuyển sang các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn. Chính phủ cần có danh mục những nghề, lĩnh vực cần được liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp VN để có thể tạo ra các DN đủ sức tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Các chuyên gia nhận định: Cho dù đã trải qua gần 1/4 thế kỷ kể từ khi thực hiện Luật ĐTNN, các ngành, địa phương đã xây dựng khá nhiều quy hoạch phát triển mỗi khi bắt đầu chiến lược kinh tế - xã hội giai đoạn mới, nhưng nước ta đang đối mặt với một thực trạng đáng buồn là chưa chủ động trong việc lựa chọn dự án FDI, mà thường bị động với nhà đầu tư nước ngoài cả về ý tưởng hình thành dự án, quy mô vốn đầu tư, diện tích đất sử dụng, tiếp cận thị trường, thời gian triển khai và kết thúc xây dựng dự án.
 
Tình trạng có quá nhiều dự án ximăng cho sản lượng vượt quá nhu cầu trong nước đến 20-30%; rộ lên nhiều dự án sắt thép quy mô lớn, với vốn đầu tư hàng tỉ, chục tỉ USD ở một số địa phương chưa từng được quy hoạch...

Trong mấy năm gần đây, hàng loạt dự án xây dựng các khu du lịch ven biển, nhưng trong đó khá nhiều chỉ để giữ đất chờ lên giá, hoặc bán đất kiếm lời... đang cho thấy thực trạng “ăn xổi” của các dự án đầu tư, nếu chúng ta không ngay lập tức có định hướng chiến lược thu hút rõ ràng.

                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục