Mướp đắng của gia đình CCB Hà Viết Công luôn tiêu thụ nhanh tại thị trường Hà Nội

Mướp đắng của gia đình CCB Hà Viết Công luôn tiêu thụ nhanh tại thị trường Hà Nội

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp đến thăm mô hình trồng cây hoa màu của CCB Hà Viết Công, xóm Bãi Xe, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi khi đang vào vụ thu hoạch mướp đắng. Nhìn những dàn mướp trĩu quả, chúng tôi biết năm nay gia đình ông sẽ lại gặt hái một mùa vui.

 

Năm 1984, ông rời quân ngũ trở về quê hương ở Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với hai bàn tay trắng. Đất nước sau chiến tranh với biết bao khó khăn. Cùng với  đó thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra khiến cho đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn. Cái đói, cái nghèo rình rập, ông bàn bạc với vợ tìm phương án thoát nghèo. Chia sẻ với chúng tôi những quyết định khó khăn trước khi đến vùng đất mới lập nghiệp: “Cũng biết khi đó quê mình nghèo, đói, hay xảy ra thiên tai. Nhưng để quyết tâm ra đi đến nơi mới lập thân, lập nghiệp tôi đã phải trăn trở nhiều đêm. Đầu óc lúc nào cũng quẩn quanh với mấy câu hỏi: đến đó mình sẽ làm gì?, sẽ có những khó khăn, trở ngại gì? Gia đình có hòa nhập được với cuộc sống mới không?... Rất nhiều điều còn băn khoăn, nhưng rồi hai vợ chồng cũng quyết “khăn gói lên đường”.

Năm 1999, gia đình ông bắt đầu cuộc sống mới tại  đây. Ban đầu, hai vợ chồng ông trồng ngô, lúa cũng chỉ đủ ăn. Dần dần, ông chuyển sang mô hình trồng rau sạch đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Tích góp được chút vốn, cùng với việc tham gia các lớp tập huấn KHKT của xã, huyện và tham khảo qua sách, báo gia đình ông quyết định đầu tư sang trồng bí đỏ và mướp đắng. Bên cạnh đó, ông vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích trồng lúa và ngô.

Nhờ  vào nguồn vốn vay của Hội Phụ nữ, Hội CCB, Ngân hàng Chính sách huyện Kim Bôi, ông mở rộng diện tích canh tác theo từng năm. Hiện tại, gia đình ông đang thu hoạch mướp đắng trên diện tích 3.600m2, trừ hết chi phí lợi nhuận đạt trên 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, trên 1 ha bí đỏ năm vừa qua cho sản lượng xấp xỉ 100 tấn với giá bình quân 3.100 đồng/kg. Ông tâm sự: “Bí đỏ là thương phẩm ổn định, dễ tiêu thụ, đó là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh. Hơn nữa, bí đỏ cho thu hoạch cũng dễ bảo quản khi chưa bán được ngay”. Năm qua, gia đình ông được mùa bí đỏ, sản lượng cao, giá thành tăng trừ hết chi phí cũng thu về được trên 40 triệu đồng. 

 Là  người kinh doanh có uy tín, ông đã tạo lập được đầu mối tiêu thụ hàng ổn định tại Hà Nội. Gia đình ông thu hoạch xong vụ nào là bán gọn ngay vụ đấy. Có những năm thị trường sản phẩm nông nghiệp bị chững lại bà con trong vùng thu hoạch mà không tiêu thụ được nhưng nhà ông vẫn luôn luôn “cháy” hàng. Cũng từ đó, để giúp mọi người trong vùng, ông đã chủ động thu gom hàng, rồi tiêu thụ giúp bà con. Công việc ngày càng nhiều, gia đình ông phải thuê thêm lao động trong vùng. Tháng cao điểm của vụ mùa, gia đình ông phải thuê thêm 20 – 30 lao động với 50.000 đồng/ngày.

                                                                                          Hồng Nhung

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục