Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn vẫn là một vấn đề nan giải  đối với các cấp uỷ Đảng và chính quyền huyện Mai Châu

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn vẫn là một vấn đề nan giải đối với các cấp uỷ Đảng và chính quyền huyện Mai Châu

(HBĐT) - Là lực lượng lao động dồi dào, nhưng một bộ phận thanh niên nông thôn vẫn chưa nhận thức được hướng đi sau khi trưởng thành, phụ thuộc nhiều vào gia đình, mang nặng tính ỷ lại, trông chờ, không tạo cho mình sức ép về công việc... Đó là những lời nhận xét của đồng chí Mạc Trọng Thơ, Phó Trưởng phòng LĐ & TBXH huyện Mai Châu xung quanh vấn đề lao động trong tầng lớp thanh niên ở nông thôn.

 

Huyện Mai Châu hiện có khoảng 5,2 vạn dân số, trong đó độ tuổi từ 16 - 58 tuổi chiếm gần 50%. Mỗi năm có khoảng 1.600 lao động thanh niên tìm việc làm mới hoặc tìm việc làm tại chỗ. Nhằm tạo ra nhiều việc làm và tăng nguồn thu nhập cho lao động nông thôn, trong đó có thanh niên nông thôn, chính quyền và các cơ quan chức năng đã mở rộng công tác dạy nghề, mở các lớp học về nông nghiệp, hướng nghiệp cho thanh niên nông những nghề phù hợp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác lâm sản. Trong 6 tháng đầu năm 2010, Phòng LĐ&TBXH huyện đã kết hợp với TTGTVL tỉnh mở được 6/9 lớp dạy các nghề như dệt thổ cẩm, chăn nuôi, lớp đào tạo dạy nghề thường xuyên, mỗi lớp được 30 học viên, giải quyết việc làm cho 460 lao động tại các khu công nghiệp, chế biến, sản xuất, dịch vụ, kinh doanh đạt 40% KH năm. Trong năm 2009, cùng với sự cố gắng của các cấp, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và bản thân người lao động trong năm đã tạo việc làm cho 1.147 lao động. Trong đó, công nghiệp, xây dựng 431 người; thương mại dịch vụ 110 người; nông lâm ngư nghiệp 520 người, vốn 120 là 86 người, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 2,83%, số thanh niên trong năm 2009 mắc tai tệ nạn xã hội là 53 đối tượng và đã được đưa vào Trung tâm CB-GD-LĐXH tỉnh. Qua đánh giá trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 có thể thấy, tình trạng lao động ở vùng nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, công tác đào tạo dạy nghề, tìm việc làm và hướng đi cho thanh niên, giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên vẫn còn vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác đào tạo, việc định hướng và tìm nguồn vốn đầu tư cho thanh niên mở cơ sở sản xuất là không có. Theo đồng chí Mạc Trọng Thơ, tại các vùng nông thôn vấn đề dư thừa lao động trở nên đáng báo động; tình trạng thanh niên ở các vùng nông thôn không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng, dẫn đến sa ngã vào các tệ nạn xã hộ; nhiều thanh niên phải bỏ quê lên thành phố tìm việc làm thuê, nhiều làng nghề truyền thống mai một đẩy nhiều lao động nông thôn dẫn đến tình cảnh thất nghiệp, không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập không ổn định khiến cho việc đầu tư tái sản xuất ở khu vực nông thôn, miền núi gặp nhiều khó khăn.

 

Đồng chí Hà Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Tòng Đậu cho biết: Xã có 6 xóm, với 680 hộ, gần 2.700 khẩu, trong đó, thanh niên trong độ tuổi lao động chiếm gần 40% dân số xã. Gần 90% thanh niên trong xã sau khi tốt nghiệp phổ thông đang là lao động tự do, tự tìm kiếm việc, hoặc ở nhà phụ giúp gia đình việc đồng áng. Năm qua, UBND xã cũng vận động thanh niên đi học lớp dạy nghề của quân đội nhưng không có thanh niên nào tham gia. Việc tạo việc làm và tìm hướng cho thanh niên là một vấn đề khó, không phải một sớm, một chiều mà giải quyết được.

 

Nắm bắt được tình hình đời sống của nhân dân, đặc biệt những khó khăn trong việc giải quyết lao động cho thanh niên, Phòng LĐ&TBXH huyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng phối hợp các cấp, ngành, đoàn thể huyện tuyên truyền, tổ chức và giải quyết viêc làm, xuất khẩu lao động, tìm hướng đi hợp lí cho thanh niên vùng nông thôn phù hợp với điều kiện và kinh tế của từng vùng, giúp thanh niên vùng nông thôn hội nhập với KH-KT làm nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống gia đình.

 

 

                                                                                                 Lưu Kỳ

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục