Giá sẽ giảm nếu có một dự án điện mặt trời cho mỗi nhà trên toàn thành phố .

Giá sẽ giảm nếu có một dự án điện mặt trời cho mỗi nhà trên toàn thành phố .

“Chúng tôi muốn đưa ra mức giá để khảo sát trên toàn quốc, và người dân có thể gửi ý kiến về Bộ Công thương. Nếu tỷ lệ đồng ý cao, Bộ sẽ xây dựng đề án hỗ trợ, phát triển nhà máy điện mặt trời công suất 1.000 MW”, ông Lê Tuấn Phong, Vụ phó Vụ Năng lượng, Bộ Công thương nói như vậy.

Ông Phong cho rằng, sở dĩ điện gió, điện mặt trời vẫn chưa thể “phủ sóng” vì giá thành quá cao. Cụ thể, so với giá điện hòa lưới quốc gia đang dùng, điện mặt trời đắt gấp 5 đến 7 lần và điện gió gấp hơn 2 lần. “Mình vẫn phải chọn nguồn rẻ (thủy điện, nhiệt điện) vì nguồn đắt mà sạch thì ai sẽ là người bù lỗ”, ông Phong nêu vấn đề.

Trong tình hình thường xuyên bị thiếu điện như hiện nay, rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình phải mua sắm máy phát điện dự phòng khi cúp điện. Ông Trịnh Quang Dũng nói, nếu so sánh thì đầu tư một hệ thống điện mặt trời sẽ lợi hơn so với máy phát điện. Nếu dùng điện mặt trời, trong vòng từ 5 - 7 năm sẽ thu hồi vốn đầu tư, trong khi tuổi thọ của tấm pin mặt trời là 30 năm.

“Không thể mua đắt để bán rẻ được”

Hiện tại, về điện gió chỉ mới có dự án do Công ty cổ phần phát triển năng lượng tái tạo VN (REVN) đầu tư tại Bình Thuận, với 5 tuốc-bin gió, công suất 1,5 MW/tuốc-bin. Song theo ông Phong, giá bán lên tới 12,5 cent/kWh (giá điện lưới hiện tại của EVN là 5,5 cent/kWh), Tập đoàn điện lực VN không thể mua đắt để bán rẻ được.

Ông Phong cho biết: “Việc phát triển điện mặt trời mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình theo kiểu cá nhân, chứ không thể thay thế cho điện lưới được, vì rất tốn kém và sản lượng nhỏ. Nút thắt về giá vẫn là vướng mắc lớn nhất cho cơ chế phát triển điện gió và điện mặt trời dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo”.
 
Theo ông Phong, về lâu dài, Bộ Công thương vẫn chủ trương nghiên cứu về mặt khoa học công nghệ đối với hai loại hình điện mặt trời và điện gió, nhưng rất khó phát triển đại trà vì giá điện quá đắt đối với thu nhập trung bình của người dân hiện nay. “Điện mặt trời giá 40 cent/kWh, tương ứng với 9.000 đồng/kWh, điện gió khoảng 3.000 đồng/kWh (giá điện lưới trung bình có hỗ trợ khoảng 1.000 đồng/kWh). Người dân có chấp nhận mua mức giá này không?”, ông Phong đặt câu hỏi. 

Nguyên nhân giá cao

Trong khi đó, ông Trịnh Quang Dũng, Trưởng phòng Công nghệ điện mặt trời (Solarlab), Viện Vật lý TP.HCM, cho rằng: “Giá đầu tư điện mặt trời hiện nay đắt là đắt trên bình diện toàn thế giới, chứ không phải riêng gì VN. Tuy nhiên, thực tế thì giá pin mặt trời đang rẻ đi so với trước đây rất nhiều. Vào năm 1960, để đầu tư cho mỗi một Wp điện mặt trời phải mất 1.000 USD, còn hiện nay là 4 USD/Wp, đã giảm đi rất nhiều lần. Tại VN, sở dĩ mọi người thấy giá điện mặt trời quá đắt là vì chúng ta đang sống bằng đồng lương được trả quá thấp”.

Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM cũng cung cấp thêm thông tin, tại VN, từ khi Nhà máy sản xuất pin mặt trời Redsun ra đời (tháng 4.2009), giá pin mặt trời đã giảm xuống, từ năm ngoái đến năm nay giảm 50%. Để giá pin mặt trời giảm hơn nữa, theo ông là cần phải nội địa hóa sản phẩm này.

Ông Nguyễn Minh Đồng, Giám đốc Công ty tư vấn kỹ thuật và chiến lược Devitec cho biết: “Ở Đức, nhờ có chính sách phát triển năng lượng tái tạo từ phía chính phủ mà đã có rất nhiều công ty và hộ gia đình đầu tư vào điện mặt trời. Còn tại  VN, Chính phủ nên có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ điện mặt trời trong nước. Đầu tư một cách đầy đủ, chứ không phải là những nhà máy lắp ráp từ những linh kiện, thiết bị nhập từ nước ngoài”.

Còn theo ông Diệp Bảo Cánh, Tổng giám đốc Công ty CP năng lượng Mặt Trời Đỏ, giá của hệ thống điện mặt trời hiện nay cao là vì điện mặt trời chưa được nối lưới. Do vậy, phải đầu tư cả bộ gồm: tấm pin, bộ điều khiển sạc, bộ biến điện (DC-AC inverter) và bộ bình ắc-quy. “Nếu được nối lưới điện, chúng ta sẽ không phải tốn tiền cho bộ bình ắc-quy trữ điện và một số thiết bị, giá sẽ giảm xuống phân nửa. Hơn nữa, giá của hệ thống điện mặt trời hiện nay trên thị trường là giá bán lẻ. Nếu như có một dự án điện mặt trời có quy mô trên toàn TP, giá chắc chắn sẽ giảm. Và, nếu được miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm điện mặt trời, từ 10% xuống 5% hoặc 0%, thì giá sản phẩm này sẽ còn giảm nữa”, ông Cánh nói.

Dùng tiền xây nhà máy điện hỗ trợ người dân

Theo ông Tước, có thể áp dụng 3 hình thức hỗ trợ từ Nhà nước như sau: Một là hỗ trợ cho nhà đầu tư có thể cho ra sản phẩm năng lượng mặt trời cho người tiêu dùng với giá thấp nhất; hai là có thể có chính sách trợ giá cho người tiêu dùng và thứ ba là hỗ trợ cho ngành điện mua điện mặt trời với giá cao.

Đối với trường hợp thứ ba, cần cho phép đấu nối điện mặt trời với điện lưới, vì nhiều hộ gia đình vào ban ngày có thể không sử dụng nhiều điện (do đi làm), khi đó điện sẽ được đưa lên lưới; tối đến điện từ lưới sẽ trả ngược lại về hộ gia đình. Đó là những cách thức mà nhiều nước trên thế giới đã làm.  Ông Tước tính toán, nếu như có 10.000 hộ đầu tư điện mặt trời, mỗi hộ có công suất 2 kW, như vậy mỗi giờ (vào ban ngày) sẽ có 20.000 kWh điện được đưa lên lưới. Càng có nhiều hộ đầu tư như vậy, sẽ càng có thêm nhiều điện, góp phần giảm bớt sự thiếu hụt điện như hiện nay. Do đó, theo ông Tước, thay vì Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư xây dựng nhà máy phát điện, hãy dùng số tiền đó hỗ trợ cho người dân đầu tư hệ thống điện mặt trời.

Ông Trịnh Quang Dũng cũng cho rằng, Chính phủ cần có chính sách như tại nhiều nước, tức là phải có sự hỗ trợ đối với những người đầu tư điện mặt trời và cho năng lượng tái tạo nói chung. Phải xây dựng một chính sách đồng bộ để phát triển năng lượng tái tạo trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong thế kỷ 21. Đồng thời, luật pháp cũng phải cho phép điện mặt trời và các nguồn điện từ năng lượng tái tạo khác được hòa vào lưới điện. Nhà nước cũng nên có chính sách mua lại giá điện mặt trời với giá cả hợp lý.

                                                                              Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục