Cán bộ ngành Điện lực Hà Nội kiểm tra hệ thống phân phối điện.

Cán bộ ngành Điện lực Hà Nội kiểm tra hệ thống phân phối điện.

Trong suốt 1 tuần gần đây, gây chú ý nhất của dư luận là đề nghị "sốc" của Hiệp hội Năng lượng: tăng giá điện hơn 50% (từ 5,3 cent như hiện nay lên 8 cent/kWh) từ năm 2011. Rất nhiều chuyên gia và người dân đã lên tiếng phản đối. Và hiện, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã có ý kiến. Cả Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) đều khẳng định đề xuất này không khả thi, bởi ảnh hưởng mạnh mẽ lên kinh tế-xã hội.

Tăng 5% giá điện cũng mất 6 tháng tính toán, chưa nói gì đến tăng 50%

Theo như đề xuất của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) gửi tới Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, thì giá điện sẽ là khoảng 1.500 đồng/kWh. TS Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết: "Chúng tôi là đơn vị cùng với Bộ Công thương được giao nhiệm vụ thẩm định về giá điện. Tuy nhiên, hiện chưa có một phương án nào về tăng giá điện. Ngay cả khi có phương án giá, các Bộ Tài chính và Bộ Công thương cũng còn phải tính toán dựa trên nhiều yếu tố, như chi phí đầu vào, chỉ số CPI, tỷ giá..." chứ không thể quyết định ngày một ngày hai. Ông Thỏa cũng cho biết, văn bản của VEA chưa được gửi đến Cục Quản lý giá, mà ông mới chỉ được nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng quan điểm với TS Thỏa, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng gay gắt hơn: "Không hiểu VEA dựa trên cơ sở nào, mà có thể đưa ra mức giá mới, bởi lẽ, mỗi lần tăng giá, dù chỉ 5%, Bộ Công thương cùng với các cơ quan liên quan cũng phải mất 6 tháng để tính toán giá thành, các yếu tố tác động đến hàng hóa, dịch vụ khác cũng như tổng thể là tác động đến nền kinh tế. Vì vậy, tôi cho rằng, đề xuất của VEA khó khả thi, nhất là trong thời điểm Chính phủ đang dốc toàn lực để phát triển, nâng cao chỉ số GDP của nền kinh tế".

"Đến năm 2020 Việt Nam mới có thị trường điện cạnh tranh. Hiện tại khi việc sản xuất, phân phối điện chưa theo thị trường, giá điện dù có theo thị trường, thì cũng phải có lộ trình, không thể muốn là tăng được", ông Hường nói.

Đề xuất chủ quan

Trong kiến nghị của mình, VEA đề xuất xóa bỏ cách tính giá điện bậc thang đang áp dụng, vẫn hỗ trợ giá thấp đối với các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, có công với cách mạng, học sinh, sinh viên... chỉ áp dụng giá cao với các đối tượng có thu nhập cao. Dư luận cũng tỏ ra khá "ngỡ ngàng", bởi cách đây không lâu, chính ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA, còn lên tiếng chỉ trích việc liên tục đòi tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tuy nhiên, gần đây ông đã thay đổi quan điểm (?) khi phát biểu "Theo các tập đoàn, nhu cầu đầu tư cho điện rất lớn, từ nay đến năm 2025 lên tới vài chục tỷ USD, trong khi nguồn vốn huy động từ viện trợ phát triển (ODA), vay ngân hàng đang gặp khó khăn. Do vậy, cần tăng giá để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này" - trong một cuộc hội thảo do VEA tổ chức (có sự tài trợ của tập đoàn trong ngành năng lượng).

Nhiều chuyên gia cho rằng đề xuất của VEA mang nặng tính chủ quan, "bênh" EVN và chưa tính toán những tác động của nó đến xã hội. Theo VEA thì tính đến giữa tháng 7, EVN đã bị lỗ tới 5.400 tỷ đồng do phải mua điện từ Trung Quốc với giá cao và huy động tối đa các nhà máy điện chạy dầu. Tuy nhiên, VEA lại "quên" mất rằng, số lỗ rất lớn này được bù đắp nhờ nguồn dồi dào từ thủy điện trong những tháng cuối năm. Rõ ràng, trong tính toán của mình, VEA chỉ mới tính đến đầu vào giá cao là nhiệt điện, mà "quên mất" đầu vào giá thấp là thủy điện.

Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho rằng chưa có cơ sở để VEA đề xuất tăng giá tới 50% so với hiện tại. Dù rằng, giá điện có thể sẽ tăng vào năm tới, nhưng sẽ không đến mức ấy

                                                                          Theo Báo CAND

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục