Thị trường xuất khẩu hàng dệt may đang thuận lợi, đơn hàng sản xuất tăng trưởng dương không chỉ góp phần đưa xuất khẩu dệt may về đích 10,5 tỷ USD trong năm nay, mà nhiều khả năng doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam cũng có lợi thế trong đàm phán tăng giá bán với nhà nhập khẩu (NNK).

DN Việt Nam “có giá”

Thời gian giao hàng đang là áp lực lớn đối với nhiều NNK hàng may mặc nước ngoài. Sự biến động của thị trường sản xuất đã làm nhiều NNK phải rút đơn hàng ở các nước châu Á khác, chạy sang cậy nhờ DN Việt Nam sản xuất. Nhiều DN dệt may lớn của Việt Nam không chỉ lo đơn hàng của đối tác thân quen mà còn làm thêm đơn hàng cho khách hàng mới. Giá nhân công tại Việt Nam hiện cao hơn các nước sản xuất hàng dệt may trong khu vực như Bangladesh, Campuchia, Myanmar.

Dù vậy, các NNK vẫn muốn tìm đến đặt hàng DN dệt may Việt Nam vì bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, xuất khẩu. Trình độ quản lý của DN cũng như tay nghề của công nhân Việt Nam hiện nay tốt hơn nhiều nước và làm ra sản phẩm có chất lượng, buộc NNK sẵn sàng trả giá cao hơn. Đơn cử, Công ty CP May Sài Gòn 3 hiện được NNK của nhãn hàng Uniqlo (Nhật Bản) lựa chọn. Việc khẳng định uy tín với một NNK khó tính, luôn phải đảm bảo về chất lượng như Uniqlo đã giúp Sài Gòn 3 có nhiều lợi thế tại thị trường Nhật Bản. Hiện nay, 60% đơn hàng sản xuất của Sài Gòn 3 được xuất khẩu sang Nhật, sau khi thu hút thêm nhiều NNK khác của Nhật.

Nhiều DN dệt may cho biết, giá bán hàng dệt may hiện tăng 10% - 20% so với cùng kỳ năm 2009. Trong 7 tháng qua, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng ổn định, có thể vượt mục tiêu kim ngạch 10,5 tỷ USD trong năm 2010. Ngoại trừ thị trường EU phục hồi chậm, tăng trưởng thấp, còn lại các thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật đều đạt tăng trưởng cao, gia tăng thị phần xuất khẩu. Nhờ các hiệp định thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc mà xuất khẩu dệt may vào các thị trường này tăng cao, trong đó thị trường Hàn Quốc tăng trưởng 80%, Nhật 15%.

Trước đây, hàng dệt may nhập vào Nhật theo kiểu “Trung Quốc + 1” với hàng Trung Quốc chiếm 90%, còn lại 10% từ các nước khác. Tận dụng lợi thế của hiệp định thương mại, các DN dệt may Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng thị phần xuất khẩu vào đây. Dự báo, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Nhật sẽ tăng trưởng khoảng 20% trong năm nay.

Dự báo đúng để làm đúng giá

Thị trường tốt, đơn hàng dư thừa nhưng năng lực sản xuất của DN dệt may Việt Nam hiện có hạn - không phải ở nhà xưởng, máy móc mà do lực lượng lao động. Việc đàm phán tăng giá đối với NNK cũng để đáp ứng tốt cho đời sống người lao động. DN muốn tăng ca và năng suất buộc phải có chế độ cho người lao động. Đây là cơ sở để các DN dệt may Việt Nam “làm giá” với NNK, lựa chọn đơn hàng tốt nhất để làm, không bị NNK ép giá như trước. Chính uy tín và chất lượng đã tạo nên lợi thế cho DN Việt Nam. Hiện nay, xu thế các NNK làm thương mại đang giảm dần - thay vào đó, các nhà bán lẻ trực tiếp làm việc với DN. Nhờ vậy, giá bán sản phẩm của DN Việt Nam ngày càng tốt hơn.

Dù vậy, ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, khuyến cáo các DN dệt may Việt Nam phải dự báo được tình hình thị trường để đưa ra mức giá hợp lý trong đàm phán với NNK. Đến thời điểm hiện nay, nhiều DN cho biết đã ký nhiều đơn hàng sản xuất cho đối tác trong năm 2011. Trên thực tế, việc có đơn hàng ổn định trước là có lợi cho DN, tuy nhiên, đó có thể là một thua thiệt vì xu hướng giá nguyên liệu đầu vào, giá bán, gia công hiện nay và cả trong thời gian tới đang tăng lên.

                                                                             Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục