Sau quyết định hết sức bất ngờ vào chiều muộn ngày hôm qua (17.8) khi tỉ giá liên ngân hàng giữa VND và USD được tăng từ mức 18.544 VND/USD lên mức 18.932 VND/USD (tăng 2,09%), ngày 18.8, các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh tăng tỉ giá niêm yết.

Vietcombank ngày 18.8 đã niêm yết tỉ giá giao dịch USD ở mức 19.295 – 19.300 – 19.310 VND/USD đối với các giao dịch mua vào tiền mặt- chuyển khoản và bán ra; tại Vietinbank USD được niêm yết ở mức 19.290-19.310 VND/USD; tại Eximbank là 19.290 – 19.305 – 19.310 VND/USD…

Không còn giao dịch “thỏa thuận”

Một điều ghi nhận được là dù tỉ giá trần theo biên độ +/-3% chiếu theo tỉ giá liên ngân hàng (NH) mới là 19.500 VND/USD  nhưng tỉ giá niêm yết tại các NH trong ngày đầu thay đổi đều chưa đạt trần. Mức bán ra đều được niêm yết ở mức 19.310 VND/USD và mức mua vào được niêm yết rất đa dạng. Đây được coi là bước “thăm dò” thị trường của các NH trong ngày đầu tiên áp dụng mức tỉ giá mới. Tuy nhiên, theo một số ý kiến, tỉ giá sẽ trở về trạng thái ổn định hơn.

Sự tăng tỉ giá của NH nhà nước ngày hôm qua được cho là đã giúp các NH thương mại tháo gỡ khó khăn về ngoại tệ. Trước đó, trong “khuôn” tỉ giá cũ, theo phản ánh của các doanh nghiệp cũng như thừa nhận của chính các NH là giao dịch USD trên thị trường chính thức đã được “ngầm” hóa khi cả hai chấp nhận tăng giá bằng cách tính thêm các loại phí hay thực hiện giao dịch thỏa thuận ở mức mà cả hai bên cùng chấp nhận được.

Khi tỉ giá được điều chỉnh, các NH cho biết sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút vốn ngoại tệ, giảm tình trạng căng thẳng ngoại tệ cho các ngân hàng. Trước đó một vài ngày, đã có NH áp dụng chính sách một tỉ giá chào mua và chào bán. Điều này thể hiện tình trạng căng thẳng về ngoại tệ của các ngân hàng.

Ai được hưởng lợi?

Việc điều chỉnh tăng tỉ giá thêm 2,09% trước tiên được nhìn nhận là sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực lên các khoản nợ nước ngoài. Theo Bản tin về các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam được Bộ Tài chính công khai hồi cuối tháng 7, tính đến ngày 31.12.2009, tổng nợ nước ngoài (gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, tương đương với khoảng 479,5 nghìn tỷ đồng, áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ (17.171 VND/USD). Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ là trên 23,9 tỷ USD. Dự kiến nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, tính cả gốc và lãi, sẽ vượt 1 tỷ USD trong năm nay). Còn lại khoảng trên 4 tỉ USD là nợ được Chính phủ bảo lãnh. Như vậy, các doanh nghiệp có nợ nước ngoài là những người gánh chịu nhiều rủi ro.

Đối tượng gánh chịu nhiều rui ro nữa là các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và tiêu thụ tại thị trường trong nước. Bởi hàng hóa nhập khẩu được thành toán bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) và thu về VND khi bán hàng tại thị trường trong nước. Các doanh nghiệp nhập khẩu than thở, trong vòng một tháng qua khi tỉ giá tăng cao làm cho doanh thu hao hụt ảnh hưởng tới họat động của doanh nghiệp. Thêm vào đó,  sản phẩm nhập khẩu khi quy ra ngoại tệ theo tỉ giá cao thì khi bán ra trong nước sẽ phải tăng giá bán để cân đối tài chính. Như vậy, người gánh chịu sau đó lại là người tiêu dùng trong nước.

Và như vậy, sự điều chỉnh tỉ giá này mang lại nhiều thuận lợi trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu theo chính sách hạn chế nhập khẩu và tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu hiện nay. Theo TS. kinh tế Quách Mạnh Hào, tác động của phá giá theo là không nhiều ở hiện tại, nhưng chắc chắn sẽ làm cho niềm tin của các nhà đầu tư e ngại hơn do sự thiếu nhất quán giữa nói và làm. Bởi khi tỉ giá tăng trong tuần trước đó, quan chức của NH Nhà nước đã khẳng định tỉ giá sẽ ổn định và không hề có tin đồn nào về việc phá giá đồng tiền. Vậy mà,  bất ngờ VND giảm giá 2,09%.

                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục