Từ ngày 18-8-2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỉ giá đồng USD từ mức 18.544 đồng Việt Nam lên 18.932 đồng Việt Nam (tức là, đồng Việt Nam mất giá 2,1% so với USD) và giữ nguyên biên độ ± 3% (1USD = 18.364 – 19.500 VND).

Và ngay lập tức các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tỉ giá mua bán của mình trong mức ± 3% đó (và mức điều chỉnh thường luôn theo chiều tăng chứ ít khi theo chiều giảm). Mức USD trên thị trường tự do có lúc đã lên đến 19.600 đồng/USD.

Việc điều chỉnh này đã được các chuyên gia dự đoán từ trước. Nhập siêu tăng cao, dự trữ ngoại tệ của Nhà nước giảm mạnh.

Nhập siêu của 7 tháng đầu năm 2010 đã lên đến 7,44 tỉ USD, chiếm 19,5% kim ngạch xuất khẩu, một tỉ lệ khá cao. Dự trữ ngoại hối từ mức cao của 2008 khoảng 23 tỉ USD đã giảm xuống chỉ còn mức 7 tuần nhập khẩu (theo IMF) còn Ngân hàng Nhà nước nói 9 tuần nhập khẩu. Lấy số liệu nhập khẩu của 7 tháng (45,71 tỉ USD) và ước lượng 7 tuần nhập khẩu khoảng 11,4 tỉ USD, còn 9 tuần nhập khẩu cỡ 14,7 tỉ USD. Như thế từ lúc cao nhất 23 tỉ USD, dự trữ ngoại hối đã giảm cỡ hơn 10 tỉ USD. Đấy là những áp lực không nhỏ đối với các nhà hoạch định chính sách. Chính vì lý do đó việc điều chỉnh tỉ giá nhằm giảm mức nhập siêu và tăng mức dữ trữ ngoại hối là điều dễ hiểu.

Hãy thử xem việc điều chỉnh tỉ giá có thể có các tác động tích cực và tiêu cực ra sao.

Về các hiệu ứng tích cực, đầu tiên chắc chắn việc điều chỉnh này sẽ làm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam được lợi và hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn.
Trong đó, các nhà xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng nhập khẩu ít (tài nguyên, nông sản, hải sản…) sẽ dễ thở hơn. Họ là những người được lợi nhất.

Các nhà xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng nhập khẩu cao (điện tử-máy tính, dệt may, da giày,...) được lợi không nhiều, nhưng vẫn có lợi khi hạch toán bằng đồng Việt Nam.

Các nhà nhập khẩu sẽ gặp khó khăn và do vậy có thể giảm bớt nhập khẩu đúng theo ý đồ của các nhà hoạch định chính sách.

Việc điều chỉnh này cũng sẽ làm tăng rủi ro tỉ giá và sẽ góp phần hạn chế tăng trưởng tín dụng bằng USD và đó có lẽ cũng là một ý định của ngân hàng Nhà nước để ngăn sự tăng trưởng tín dụng USD khá cao trong thời gian vừa qua. Trong khi tăng trưởng tín dụng bằng đồng Việt Nam tăng không nhiều, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng USD đã tăng quá nhanh do chênh lệch lãi suất của đồng Việt Nam và đồng USD.
Đấy là những mặt tích cực của việc điều chỉnh tỉ giá.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỉ giá cũng có nhiều tác động tiêu cực không thể bỏ qua.

Thứ nhất, giá các mặt hàng, bán thành phẩm của các mặt hàng tiêu dùng và các mặt hàng thay thế nhập khẩu sẽ tăng. Việc tăng giá này sẽ gây áp lực lạm phát trong các tháng còn lại của năm. Đấy là vấn đề đau đầu của các nhà hoạch định chính sách. Lạm phát là chuyện không thể coi thường, tuy mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm ở mức không quá cao.

Thứ hai, các khoản trả nợ tính bằng USD sẽ cần lượng tiền đồng Việt Nam nhiều hơn để trang trải trả lãi và trả một phần gốc. Việc này gây áp lực lên ngân sách nhà nước, cũng như gây khó khăn cho các doanh nghiệp đã vay USD và đến hạn trả nợ.

Ngoài các mặt tích cực và tiêu cực trên, cũng cần xem xét mức độ tác động ra sao. Để làm việc đó cần có những tính toán định lượng cẩn trọng.
Do giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thường thấp, tức là hàm lượng nhập khẩu của hàng xuất khẩu đó là cao. Với tình hình đó, việc điều chỉnh tỉ giá chưa chắc đã giảm được mức nhập siêu như mong muốn.

Tầm ảnh hưởng hay tác động của tỉ giá với tư cách một công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ ở Việt Nam, đáng tiếc, không được lớn như mong muốn.

Để giải quyết vấn đề nhập siêu, thì các giải pháp dài hạn làm tăng giá trị gia tăng của hàng Việt Nam mới là giải pháp cơ bản. Tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế sao cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên, giá trị của người Việt Nam trong hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại Việt Nam tăng lên. Đấy là việc khó nhưng nhất quyết phải bắt đầu làm, nếu không thì vấn đề nhập siêu và dự trữ ngoại hối khó có thể giải quyết được.

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục