Nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần đem lại diện mạo mới cho huyện Cao Phong.

Nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần đem lại diện mạo mới cho huyện Cao Phong.

(HBĐT) - Nằm trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT, Agribank Cao Phong là ngân hàng thương mại có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cơ chế chính sách của Nhà nước, nhằm tăng cường đầu tư vốn phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn.

 

Những năm qua, Ngân hàng đã luôn đồng hành cùng nông dân, giúp họ vươn lên làm giàu hiệu quả, đem lại cho nông nghiệp, nông thôn Cao Phong một diện mạo mới ngày càng khởi sắc.  Ông Đỗ Văn Nhẫn, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Cao Phong cho biết: Với đặc thù là huyện có ít doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, trong những năm qua, Ngân hàng chủ yếu cho vay đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hình thức hộ sản xuất kinh doanh. Cao Phong hiện có dư nợ cho vay vào khu vực này lớn nhất trong toàn tỉnh.

 

Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn. 75% số hộ thuộc khu vực này được vay vốn sản xuất. Với số tiền bình quân 25 triệu đồng/hộ. Dư nợ cho vay của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Cao Phong đạt 179 tỉ đồng thì trong đó có tới 6.891 hộ gia đình, cá nhân vay vốn chiếm 161 tỉ 435 triệu đồng. Nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm tới trên 90% tổng dư nợ toàn huyện. Song song với đó, các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đầu tư mới cho sản xuất nông nghiệp vẫn được Ngân hàng duy trì với thời gian vay trung hạn là chủ yếu. Dư nợ 6 tháng đầu năm của chương trình cho vay này đạt 18 tỉ đồng. Theo thống kê của Ngân hàng, trong những năm qua, đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân và các đối tượng khách hàng khu vực nông thôn đã được tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng. Trong đó, có không ít hộ dân, nhờ nguồn vốn vay đã đầu tư hiệu quả vào sản xuất để thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay chính trên quê hương bằng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như mía tím, cam Cao Phong.

 

Đặc thù của sản xuất nông nghiệp là chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết, dịch bệnh, thiên tai... hàng năm, Agribank Cao Phong luôn tiến hành thực hiện quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Số dư dự phòng rủi ro tính đến hết 6 tháng đầu năm của Ngân hàng là 1.262 triệu đồng. Đây là nguồn vốn dự phòng nhằm tháo gỡ khó khăn cho người vay khi gặp rủi ro khách quan. Ông Đỗ Văn Nhẫn cho biết thêm: Trong những trường hợp này, chúng tôi sẽ thực hiện cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo các quy định hiện hành và xem xét cho vay mới để người dân khắc phục hậu quả hoặc thực hiện đầu tư mới. Đáng kể nhất, chất lượng tín dụng cho vay nông nghiệp được đảm bảo, nợ xấu tính đến hết 6 tháng đầu năm là 3,1%.

 

Nhận thức đúng về vai trò, vị thế của các tổ chức đoàn thể xã hội, Agribank đã chủ động “bắt tay” cùng Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện hình thành các tổ vay vốn tại các thôn, xã, bản, làng mà người vay vốn là thành viên của các tổ chức Hội, tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình vay vốn, trả nợ...

 

Kinh tế phát triển, nhu cầu vốn đầu tư của người dân ngày càng lớn; cơ chế, chính sách tín dụng cần phải thay đổi, hoàn thiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư tín dụng, tạo cơ hội cho hộ gia đình, cá nhân tiếp cận nhiều nguồn vốn vay ngân hàng, chính vì vậy, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41, thay thế cho Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg đã ban hành về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển NN –NT để việc hỗ trợ vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn được hiệu quả hơn.

 

Nắm bắt được ý nghĩa to lớn của chính sách tín dụng mới trong việc tác động tới đời sống kinh tế, xã hội ở khu vực NN -NT, ngay trong tháng 8, Agribank Cao Phong đã nhanh chóng mở các hội nghị tập huấn, phổ biến triển khai kế hoạch, giải pháp; điều tra, khảo sát, xây dựng hồ sơ kinh tế địa phương làm cơ sở để thực hiện huy động vốn và đầu tư tín dụng. Nghị định 41 đã có 12 sửa đổi, bổ sung so với Quyết định 67 theo hướng đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn có thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng dễ dàng, hiệu quả hơn. Cụ thể, Nghị định mới cho phép nông dân, hộ sản xuất có thể vay tín chấp tới 50 triệu đồng; hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn được vay tối đa 200 triệu; hợp tác xã (HTX), chủ trang trại được vay tới 500 triệu đồng. Trong trường hợp phát sinh rủi ro trên diện rộng thì tổ chức tín dụng được khoanh nợ tới 2 năm cho khách hàng. Đồng thời đưa các dịch vụ kèm theo vào kinh doanh như thanh toán tiền điện, nước... và các loại phí khác nhằm đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

 

Với những nỗ lực kể trên, Agribank Cao Phong đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. 6 tháng đầu năm, tình hình KT-XH huyện được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá, sản phẩm nông sản hàng hoá tăng ổn định... Nguồn vốn vay từ Ngân hàng đã góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng 14%.

 

 

                                                                                      Hải Yến

 

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục