anh Bùi Văn Ỏn chuyên tâm phát triển đàn trâu.

anh Bùi Văn Ỏn chuyên tâm phát triển đàn trâu.

(HBĐT) - Lên xã vùng cao Yên Thượng, huyện Cao Phong, hỏi thăm nhà anh Bùi Văn Ỏn ở thôn Bãi Thoáng, một nông dân niềm nở chỉ cho chúng tôi đi về phía trang trại xa xa cùng lời khen: Ở đây, nói đến phát triển kinh tế thì nhà anh ấy đứng hàng nhất đấy.

 

Sống ở mảnh đất vùng cao nghèo khó, anh Bùi Văn Ỏn ý thức được rằng muốn phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu thì ngoài đôi bàn tay cần mẫn còn cần phải có trí óc nhạy bén với kinh tế thị trường. Ngoài 20 tuổi, anh lấy vợ, sinh con, cuộc sống gia đình không tránh khỏi lúc ban đầu chật vật. Nhưng đến nay, nhờ tu chí làm ăn, vợ chồng hôm sớm bảo ban nhau làm lụng, từ chỗ khó khăn, kinh tế gia đình anh trở nên ổn định, có “của ăn, của để”.

 

Anh Ỏn tâm sự: Nếu chị lên thăm gia đình cách đây mười năm trước thì chẳng có gì mà khoe cả. Kinh tế gia đình vất vả, ruộng vườn, đất đai ít ỏi, đường xá lại không thuận tiện cho việc bán, mua. Vợ chồng anh làm quần quật may lắm cũng chỉ đủ ăn, đồ đạc trong nhà chẳng có gì. Sau này khi con cái lớn khôn một chút, có thể đỡ đần việc ruộng vườn, cuộc sống gia đình anh bớt vất vả đi.

 

Đó là thời điểm năm 2002, khi anh dồn toàn bộ số tiền gom góp được và mượn thêm vốn để mua trâu, phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi sinh sản. Chọn được giống trâu rồi, anh ngày ngày dắt chúng lên đồi, tìm nơi có đồng cỏ rộng để thoả thích kiếm nguồn thức ăn. Vào mùa rét, cỏ khan hiếm, anh tích sẵn rơm rạ khô, lá mía, sắn, ngô thì gia đình tự trồng được giúp đảm bảo thức ăn để nuôi trâu. Được chăm sóc tốt, tiêm phòng đầy đủ và giữ vệ sinh chuồng trại thường xuyên, đàn trâu của gia đình anh lớn nhanh, không mắc bệnh dịch.

 

Việc nuôi trâu sinh sản trong thực tế không hề đơn giản, anh n đã tìm đến cán bộ khuyến nông, cán bộ thu y của huyện, xã nhờ hướng dẫn cách chăm sóc, anh còn tìm hiểu thông tin chăn nuôi trên sách khoa học kỹ thuật và báo chí. Quá trình nuôi, anh cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm chăn nuôi được anh chia sẻ: Nuôi trâu thường trong khoảng 2 - 3 năm là đến tuổi động dục, chu kỳ động dục trong khoảng 28 ngày. Thời gian mang thai của trâu cái trung bình 300 - 317 ngày. Việc nuôi dưỡng trâu mang thai khá kỹ lưỡng, không cho làm việc nặng quá hoặc rượt đuổi. Khi trâu đẻ nên cho ăn cỏ tươi, ăn thêm cám, bột cá, muối và chuồng trại phải sạch sẽ, yên tĩnh. Với nghé sau khi sinh ra, cho nghé bú sữa đầu ngay sau khi nghé tự đứng được, trong 10 ngày đầu cho nghé bú đầy đủ, từ một tháng trở đi tập cho nghé ăn cỏ non, có thể dứt sữa vào lúc 5 - 6 tháng tuổi.

 

Gần 10 năm qua, đàn trâu của gia đình anh từ 2 con đã tăng lên và duy trì lượng đàn dao động 11 - 13 con. Bên cạnh đó, anh còn đầu tư vào việc chăn nuôi kết hợp thu gom lợn địa phương vùng cao về huyện mang lại hiệu quả. Trong trồng trọt, anh mạnh dạn áp dụng các biện pháp KHKT, đưa giống lúa mới, ngô mới vào sản xuất, tích cực thâm canh tăng vụ, đảm bảo nguồn lương thực và dư dật một ít bán ra thị trường. Bình quân mỗi năm, gia đình anh đạt mức thu nhập 40 - 50 triệu đồng. Từ nghề chăn nuôi, trồng trọt, anh có điều kiện cải thiện cuộc sống gia đình, trở thành tấm gương vựot khó làm giàu cho bà con nông dân vùng cao nơi đây học tập, làm theo.

 

 

                                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục