Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình gắn đào tạo với giải quyết việc làm.

Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình gắn đào tạo với giải quyết việc làm.

(HBĐT) - “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956), có thời gian thực hiện dài, yêu cầu đông đảo lực lượng trong xã hội tham gia và số lao động sau đào tạo có việc làm đạt tỷ lệ cao. Vì vậy, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và lực lượng khác trong xã hội, đặc biệt là người lao động” .

 

Ông Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó GĐ Sở LĐ – TB&XH cho biết: Nhằm khởi động Đề án 1956, các cơ quan chức năng của tỉnh đã khảo sát trên 159.000 hộ nông dân. Qua khảo sát, thống kê năng lực của 24 cơ sở đào tạo dạy nghề, nhu cầu tiếp nhận của trên 1.700 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy, nhu cầu đào tạo nghề hàng năm bình quân của tỉnh là 11.000 lao động. Mới đây, ngành LĐ -TB&XH đã phối hợp tổ chức hội thảo khảo sát để triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn thí điểm tại xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Nhân Nghĩa là xã thuộc khu vực 2, có 1.251 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo tương đương 23,8%, lực lượng lao động chiếm 58,5%, tập trung 70% ở khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mới đạt trên 10%.

 

Ông Bùi Văn Vưn, Chủ tịch UBND xã Nhân Nghĩa cho biết: Từ trước đến nay, tỷ lệ lao động được đào tạo của xã qua chương trình đào tạo nghề cho lao động, người nghèo với các nghề như: may công nghiệp, nghề mây - giang đan, giang cọ, sửa chữa máy nông nghiệp, nuôi trồng nấm rơm, nấm sò, chăn nuôi lợn lấy thịt, sản xuất giống nông hộ, trồng các loại cây bí xanh, khoai lang, sắn...cùng một số nghề truyền thống khác. Một thực tế đặt ra là sau khi đào tạo, người nông dân không có việc làm hoặc có việc làm tại địa phương thì việc tổ chức sản xuất lại hạn chế, thiếu yếu tố đầu vào như vốn, giống, phân bón, kỹ thuật và các điều kiện sản xuất khác. Khi đã đạt được hiệu quả sản xuất nhất định lại khó khăn về thị trường tiêu thụ, thường xuyên bị ép giá...

 

Đây là những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Sau hội thảo tại xã Nhân Nghĩa đã lựa chọn được 2 nghề là trồng các loại nấm rơm và chăn nuôi để triển khai đào tạo, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào tháng 12/2010.

 

Theo Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH Nguyễn Thanh Thủy, Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó, đặt ra yêu cầu 80% lao động nông thôn có việc làm. Đề án  nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn... Tỉnh đang tập trung triển khai Đề án 1956, thành lập BCĐ, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, đồng thời tổ chức triển khai các nội dung của đề án. Đặt mục tiêu mỗi năm đào tạo cho 11.000 lao động nông thôn, đến năm 2020 sẽ đào tạo 110.000 lao động.

 

Thực tế thí điểm ở một số địa phương các tỉnh khác cho thấy, đã có một số mô hình đào tạo phát huy hiệu quả, hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn không chỉ huy động các cơ sở chuyên dạy nghề mà còn huy động được “chất xám” của các viện nghiên cứu, trường đại học; huy động sự tham gia giảng dạy của những lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp, những nghệ nhân trong các làng nghề... Bản thân người nông dân, lao động nông thôn là những đối tượng được thụ hưởng chính sách cũng đã tích cực ủng hộ chủ trương của Chính phủ, từ việc đưa ra nhu cầu học nghề của mình đến tham gia đầy đủ vào các khóa đào tạo. Họ thấy đây là những hoạt động thiết thực, đem lại lợi ích thật sự cho bản thân và gia đình.

 

Ông Nguyễn Thanh Thủy cho rằng, để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Vì vậy, cần nắm chắc các nhu cầu của người dân ở từng địa phương và của doanh nghiệp thông qua điều tra, khảo sát nhu cầu. Thứ hai, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội... thì ở địa phương đó, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đạt được kết quả mong muốn. Thứ ba, do tính đa dạng vùng, miền và đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn nên tổ chức các khóa đào tạo phải linh hoạt về chương trình, hình thức, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt... Thứ tư, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.

 

 

                                                                                            Lê Chung

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục