Để lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III sẽ phối hợp tổ chức hội thảo “Tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam” vào ngày 26/11 tại TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo sẽ tập trung thảo luận vào những vấn đề chính như: Giới thiệu về quá trình phát triển, luật pháp và chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán lẻ của một số nước châu Âu và châu Á - Bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam; Phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ trên địa bàn nông thôn hướng theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;  Giới thiệu nội dung Dự thảo lần 2 Nghị định về hoạt động bán lẻ hàng hóa; Thảo luận, góp ý đối với các nội dung của Dự thảo Nghị định về hoạt động bán lẻ hàng hóa và so sánh với kinh nghiệm các nước.

 
              Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong nền kinh tế thị trường, phân phối là khâu kết nối sống còn giữa sản xuất và tiêu dùng, phản ánh rõ nét động thái phát triển của nền kinh tế các nước. Sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực phân phối. Chỉ xét riêng lĩnh vực bán lẻ, thị trường Việt Nam được đánh giá là đầy triển vọng, có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

10 tháng đầu năm năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.282.020 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ 2009. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam liên tục tăng cao qua các thời kỳ, tốc độ tăng bình quân hàng năm của giai đoạn 1996 – 2000: 10,75%, 2001-2005: 18,3%, 2006-2008: 25%.

Xét về các loại hình bán lẻ hiện đại, nếu như năm 2005 Việt Nam chỉ có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại tại 30/64 tỉnh và thành phố thì đến hết năm 2009, con số này đã là 445 siêu thị, 78 trung tâm thương mại và khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi tại khắp 63 tỉnh và thành phố. Giá trị hàng hóa lưu thông qua chợ chiếm khoảng 40%, qua các loại hình phân phối hiện đại chiếm khoảng 15 - 20%. Theo kết quả khảo sát và công bố về Chỉ số Phát triển Bán lẻ toàn cầu (GRDI) của Hãng AT Kearny, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn đứng ở thứ hạng cao về mức độ hấp dẫn trong đầu tư (năm 2008 đứng thứ nhất, năm 2009 đứng thứ 6 và năm 2010 đứng thứ 14). Triển vọng về dài hạn của Việt Nam trong bảng xếp hạng GRDI vẫn rất tích cực, mặc dù có sự tụt hạng trong năm 2009 và 2010 so với các năm trước đây.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phân phối nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới một số chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh ngành dịch vụ phân phối, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện theo đúng cam kết gia nhập WTO. Ngoài những cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là cần phải xây dựng được một hệ thống phân phối hiện đại, hài hòa giữa thành thị và nông thôn,  bảo đảm hoạt động có hiệu quả và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn, giữa các công ty trong nước và nước ngoài. Do đó, để giải quyết những vấn đề còn khó khăn nói trên, đòi hỏi không chỉ nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp mà còn cần tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác của các nước và các chuyên gia quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III (Dự án EU - Việt Nam MUTRAP III) đã hỗ trợ Bộ Công Thương trong việc rà soát quy định pháp lý về dịch vụ phân phối của Việt Nam và kiến nghị các quy định ngành phù hợp với WTO, cũng như nghiên cứu so sánh quy định trong nước về dịch vụ phân phối của EU, ASEAN và một số nước Đông Á khác.../.

 

                                                                             Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục