Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 1,86% so với tháng 10, đưa CPI 11 tháng tăng tới 9,58%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng đột biến lên tới 3,45% được xem là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tăng ở mức cao.

 
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/11, CPI tháng 11 đã tăng 1,86% so với tháng 10, tăng 11,9% so với tháng 11/2009; đưa CPI 11 tháng qua tăng 9,58% so với tháng 12/2009 và tăng 8,96% so với bình quân cùng kỳ năm ngoái.
 
Dẫn đầu về mức tăng giá trong tháng này là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 3,45%); trong đó nhóm nhỏ lương thực tăng 6,02%, thực phẩm tăng 3,27%.
 
Đây được xem là nhóm “thủ phạm” khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Theo đánh giá, nhóm hàng này tăng mạnh do thiệt hại nặng nề của thiên tai khiến nguồn cung thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thủy sản trở nên khan hiếm.
 
Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, tăng 1,74%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,99%. Các nhóm hàng hóa tiếp theo có các mức tăng lần lượt là: đồ uống và thuốc lá tăng 0,94%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,9%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,74%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,59%; giao thông tăng 0,29%; giáo dục tăng 0,23%.
 
Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03%.
 
Trong tháng 11, giá vàng và giá USD tự do biến động mạnh, tăng lần lượt 8,67% và 3% so với tháng 10. Tính chung 11 tháng, giá vàng tăng 23,31% và giá USD tăng 6,63%.
 
Cũng trong tháng 11, chỉ số giá tại hai đầu tàu kinh tế đồng loạt tăng mạnh: Hà Nội tăng 1,93% và TPHCM tăng 1,73%.
 
Với những con số trên, mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2010 ở mức một con số khó khả thi. Lý giải tình hình giá cả tăng cao thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, do giá nhiều mặt hàng trên thế giới tăng, trong nước tăng trưởng khá, mặt khác lộ trình chuyển sang cơ chế thị trường một số mặt hàng, thiên tai lũ lụt cũng làm căng thẳng thêm cung cầu…
 
Để tiếp tục kiểm soát giá cả, kiềm chế lạm phát, Thủ tướng Chính phủ cho biết, đã ban hành Chỉ thị tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả thị trường trong thời gian tới, giao các Bộ, cơ quan và Chính quyền địa phương tổ chức thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ.
 
 
                                                                                  Theo Dantri

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục